Nhiều hồ thủy điện phải xả tràn do mưa lũ kéo dài

A0 đề nghị các đơn vị phát điện trong hệ thống tuân thủ nghiêm các mệnh lệnh điều độ để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện.

Ngày 7/8, EVN cho biết, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0) đã vận hành tăng cao thủy điện, một số hồ thủy điện phải xả tràn. Tính đến thời điểm 8 giờ sáng 7/8, một số hồ thủy điện phải xả tràn để điều tiết đó là Lai Châu, Huội Quảng, Trung Sơn, Khe Bố, Sông Ba Hạ, An Khê, Srêpôk 3, Buôn Kuôp.

Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia đề nghị các đơn vị phát điện trong hệ thống tuân thủ nghiêm các mệnh lệnh điều độ để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện trong bối cảnh mưa, lũ diễn ra ở nhiều khu vực.

EVN được đề nghị chủ động vận hành hồ chứa trên lưu vực sông Hồng (Ảnh: Thạch Thảo)
EVN được đề nghị chủ động vận hành hồ chứa trên lưu vực sông Hồng (Ảnh: Thạch Thảo)

Trước đó, vào ngày 5/8, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã có văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị đơn vị này chủ động vận hành hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, nhằm ứng phó với diễn biến mưa lớn, lũ và đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn nước.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị EVN chỉ đạo các chủ hồ chứa chủ động vận hành phát điện để sử dụng hiệu quả nguồn nước; rà soát phương án đảm bảo an toàn công trình và hạ du; triển khai thực hiện nghiêm túc Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.

Do ảnh hưởng mưa lũ, sạt lở đất xảy ra ở nhiều khu vực, một số cung đường tại các nhà máy thủy điện bị ùn tắc do sạt lở đất đá, cũng như ảnh hưởng đến tình hình vận hành lưới điện ở một số khu vực ở phía Bắc. 

A0 cũng đã có văn bản gửi Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) và EVN đề xuất phương thức vận hành hệ thống điện tháng 8 và các tháng còn lại của năm 2023.

A0 tính toán hệ thống điện miền Bắc cơ bản đáp ứng công suất đỉnh từ các tháng 8 đến 12, song mức dự phòng ở tháng 8 rất thấp, dự kiến chỉ gần 308 MW. Công suất dự phòng sẽ được tăng lên vào các tháng tiếp theo, từ khoảng 3.000 - 5.000 MW. Tuy nhiên, vẫn có những rủi ro trong vận hành và cung ứng điện. Đặc biệt trong trường hợp phụ tải tăng trưởng bất thường, hệ thống điện quốc gia và miền Bắc sẽ có khả năng tăng trưởng tương ứng là 12,44% và 21,1%.

Trong trường hợp nắng nóng tiếp tục kéo dài và không xuất hiện mưa theo quy luật tự nhiên thì khả năng công suất lớn nhất của phụ tải miền Bắc tăng trưởng ở mức 25,69% so với cùng kỳ, tương ứng với gần 25.043 MW. 

A0 cũng lo ngại tình hình thủy văn diễn biến không thuận lợi, lưu lượng nước về trong tháng 8 chỉ tương đương tháng 7, thì sản lượng thủy điện theo nước về bị thiếu hụt. Khi đó, việc vận hành tin cậy và ổn định liên tục của các nhà máy điện than, đặc biệt các nhà máy tại miền Bắc cần phải tiên quyết được đảm bảo.

A0 đề nghị các đơn vị phát nhiệt điện, đặc biệt là miền Bắc trong mọi trường hợp cần phải đảm bảo khả dụng tổ máy. Chuẩn bị nhiên liệu vận hành để luôn duy trì định mức tồn kho than tối thiểu tại mọi thời điểm.

Thanh Mai/Tổng hợp

Sự can thiệp của Nhật Bản không ngăn được đà trượt giá của đồng yên

Sự can thiệp của Nhật Bản không ngăn được đà trượt giá của đồng yên

Một tuần trước, thị trường toàn cầu chuẩn bị việc đồng yên có thể cao hơn khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) nới lỏng kiểm soát tỷ lệ lãi suất dài hạn. Tuy nhiên, sự can thiệp tiền tệ của Nhật Bản dường như tỏ ra không hiệu quả khi đồng tiền này đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần một tháng.