Nhiều tổ chức quản lý bản quyền âm nhạc quốc tế gửi văn bản về việc các chương trình tại Việt Nam sử dụng bài hát do họ quản lý mà không xin phép, không trả tác quyền.
Cụ thể, ngày 1/7, ông Satoshi Watanabe, Chủ tịch Tổ chức Quản lý bản quyền âm nhạc JASRAC đã gửi thư cho Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) nói về việc tác phẩm âm nhạc Nokoribi (tựa Việt: Tàn tro) được trình diễn tại chương trình Để nhớ một thời ta đã yêu do Tập đoàn Ngọc Việt tổ chức vào tháng 7.2018. Tác phẩm có tác giả là Itsuwa Mayumi và nhà sản xuất L Oreille LTD, đều là thành viên JASRAC.
Đơn vị tổ chức live concert Quang Hà - Trăm năm không quên bị VCPMC kiện ra tòa do vi phạm tác quyền âm nhạc. ẢNH: LÝ VÕ PHÚ HƯNG |
Mặc dù chưa được sự cho phép của VCPMC - là đơn vị đại diện cho quyền biểu diễn và quyền sao chép các tác phẩm của JASRAC trong lãnh thổ Việt Nam nhưng chương trình vẫn sử dụng ca khúc.
Trước đó, ngày 20/4, Tổ chức Đại diện quyền âm nhạc SACEM của Pháp cũng đã gửi thư về VCPMC về danh sách các tác phẩm thuộc sở hữu của thành viên tổ chức đã được sử dụng ở Việt Nam mà chưa được cho phép. Danh sách ghi rõ tên chương trình, địa điểm, tên tác giả bị sử dụng tác phẩm cùng mã số quản lý tại SACEM.
Có 4 CMO nước ngoài từng gửi thư về việc chương trình Live for love của Công ty cổ phần kỹ nghệ truyền thông KAIO ngày 20.11.2018 ở Hà Nội không thực hiện quyền tác giả âm nhạc. Theo đó, Tổ chức STIM (Thụy Điển) gửi thư về tác phẩm Breathless và Until you; Tổ chức AMRA (Mỹ) lên tiếng về tác phẩm About you now; Tổ chức KODA (Đan Mạch) lên tiếng về tác phẩm No promises và You’re not alone; Tổ chức PRS (Anh) lên tiếng về 8 tác phẩm khác trong chương trình.
Ông Vũ Đình Hưng, Trưởng ban Pháp chế VCPMC, cho biết dù trung tâm đã liên hệ để nghị trả tiền, khắc phục hậu quả nhưng đều không có kết quả, thậm chí là không có phản hồi từ phía các đơn vị, ban tổ chức.
Nghị định 15/2016 về nghệ thuật biểu diễn quy định trong hồ sơ cấp phép biểu diễn đơn vị tổ chức phải gửi văn bản thỏa thuận với người đang nắm quyền sở hữu bài hát. Tuy nhiên, Nghị định 142/2018 đã bãi bỏ thủ tục này. Cục Nghệ thuật biểu diễn và Bộ VH-TT-DL giải thích rằng việc bãi bỏ nhằm giảm thủ tục hành chính. Bộ VH-TT-DL đang dự thảo nghị định mới thay thế Nghị định 79/2012 và Nghị định 15/2016
Theo dự thảo nghị định mới, quy định về văn bản thỏa thuận tác quyền vẫn không thay đổi, cơ quan quản lý nhà nước có thể vẫn cấp phép cho biểu diễn tác phẩm mà không cần văn bản thỏa thuận giữa chủ sở hữu và ban tổ chức.
Ông Vũ Đình Hưng cho rằng điều này dễ dẫn đến trường hợp các đơn vị cứ xin cấp phép, cứ biểu diễn rồi không thực hiện nghĩa vụ trả tiền tác quyền. Nhiều đơn vị tổ chức biểu diễn có thái độ thiếu hợp tác, dù cơ quan nhà nước mời làm việc nhiều lần cũng không đến, hoặc kiếm lý do trì hoãn...
Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh, nguyên Phó giám đốc Sở VH-TT TP.Hà Nội cho biết, nghị định có nhiều lỗ hổng. Việc phải theo các đơn vị biểu diễn để đòi tiền sau đêm diễn hầu như không có hiệu quả. Theo ý kiến của ông Ninh là cần siết chặt ngay từ khi cấp phép, yêu cầu nộp tiền cho chương trình rồi mới cấp phép.
Việc kiện ra tòa về các vi phạm tác quyền âm nhạc thường không được đẩy nhanh. Đơn cử như từ năm 2018 đến nay, VCPMC đã khởi kiện 8 vụ, nhưng chưa có vụ kiện nào được đưa ra xét xử.
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ khuyến cáo du học sinh cân nhắc kỹ quyết định về nước
Đối với các sinh viên hiện vẫn đi học, có chỗ ở và thị thực còn hạn, thì nên cân nhắc rất kỹ quyết định về nước.