NHTM vẫn là lực lượng chính trong huy động vốn trên thị trường TPDN. Điều này được lý giải ở nhu cầu giải tỏa áp lực nguồn vốn trung dài hạn luôn thường trực trong hệ thống, khi mà nguồn tiền gửi ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu (khoảng 80%).
Hệ thống chỉ còn khoảng một quý nữa để chuẩn bị thực hiện giới hạn mới về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, theo hướng thu hẹp dần theo lộ trình Ngân hàng Nhà nước đã định.
Ngoài ra, TPDN cũng là kênh - công cụ để một số ngân hàng huy động nguồn kỳ hạn dài trên 5 năm để kê cho tỷ lệ an toàn vốn (CAR) trong trường hợp khó hoặc chưa nâng được vốn điều lệ...
Trở lại với kết quả phát hành TPDN nửa đầu năm 2022, sau một số biến cố, nhóm bất động sản chốt nửa đầu năm ở vị trí thứ 2 với giá trị phát hành đạt 42.583 tỷ đồng, chiếm 25,9%.
Trong nhóm, Novaland là doanh nghiệp phát hành nhiều nhất với 9.857 tỷ đồng, xếp liền sau là CTCP Đầu Tư và Phát Triển Eagle Side với 3.930 tỷ đồng. Chỉ riêng 2 doanh nghiệp này đã chiếm gần 33% tổng khối lượng phát hành của nhóm bất động sản trong giai đoạn.
Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, về tổng thế, giá trị trái phiếu phát hành của nhóm bất động sản đã sụt giảm trên 30%, với giá trị giảm hơn 19.000 tỷ đồng.
Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) vừa công bố báo cáo cập nhật về tình hình thị trường trái phiếu tháng 6, trong đó có một số diễn biến đáng chú ý ở kênh trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong tháng và lũy kế 6 tháng đầu năm 2022.
Theo dữ liệu tổng hợp của VBMA, trong tháng 6 đã có 1 đợt phát hành trái phiếu quốc tế trị giá 100 triệu USD của Vingroup và 44 đợt phát hành TPDN riêng lẻ trong tháng 6 với giá trị là 30.120 tỷ đồng. Như vậy, trong tháng 6 đã không có đợt phát hành trái phiếu ra công chúng nào được tiến hành.
Ở tháng 6, nhóm ngân hàng thương mại (NHTM) đứng đầu về giá trị phát hành với khối lượng là 27.285 tỷ đồng; lãi suất phát hành trung bình của nhóm này là 5,16%/năm. Trong đó, BIDV là ngân hàng phát hành nhiều nhất với 10.655 tỷ đồng, theo sau là Techcombank (7.000 tỷ đồng) và MBBank (2.730 tỷ đồng).
Nhóm các doanh nghiệp tài chính đứng thứ hai, có khối lượng phát hành 1.245 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ với lãi suất trung bình 7,23%/năm. Trong đó, Công ty Tài Chính TNHH Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC chiếm phần lớn với 1.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm sau 3 đợt phát hành.
Theo sát nhóm doanh nghiệp tài chính, bất động sản đứng ở vị trí thứ 3 với khối lượng phát hành trên 1.200 tỷ đồng, chiếm 3,99% giá trị phát hành TPDN trong tháng 6.
Trước đó, sau khi "vắng bóng" sau sự cố vào tháng 4, ở tháng 5, nhóm bất động sản đã xuất hiện trở lại khá mạnh mẽ với khối lượng phát hành 6.879 tỷ đồng trái phiếu, tương đương 28,53% tổng giá trị phát hành trong tháng, chỉ xếp sau nhóm ngân hàng.
Có thể thấy, thanh khoản thị trường nói chung và nhóm ngân hàng nói riêng đang xuống rất thấp. Còn nhớ cùng thời điểm năm ngoái (12/7/2021), khối lượng giao dịch toàn ngành đạt gần 13.000 tỷ, trong đó nhiều mã đạt trên 1.000 tỷ đồng như VPB, STB, SHB, MBB, CTG, thậm chí cá biệt TCB đạt trên 3.000 tỷ đồng.
Ở giao dịch thỏa thuận, một số cổ phiếu có khối lượng giao dịch "khủng" hàng trăm tỷ đồng hôm nay. Chẳng hạn, hơn 4,2 triệu cp TCB được trao tay theo phương thức này phiên hôm nay, giá trị hơn 159 tỷ đồng, tương đương giá bình quân 37.258 đồng/cp. Ngoài ra, hơn 6,3 triệu cp MSB cũng được thỏa thuận với giá trị gần 100 tỷ đồng.
Tổng Hợp