Những điều cần biết về ung thư cổ tử cung

Cũng giống như các loại ung thư khác, những thay đổi của ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu diễn biến thầm lặng.

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ đặc biệt là độ tuổi từ 30 trở lên. Đây là  bệnh dễ ngăn ngừa nhất qua xét nghiệm sàng lọc thường xuyên và theo dõi, có thể chữa được khi phát hiện và điều trị sớm.

Bình thường cổ tử cung được bao phủ bởi một lớp mô mỏng - lớp mô này được tạo thành từ các tế bào. Khi mắc ung thư, các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung.

Những điều cần biết về ung thư cổ tử cung

Nguyên nhân chính của ung thư cổ tử cung

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC, bệnh ung thư cổ tử cung ít ảnh hưởng đến phụ nữ dưới tuổi 20. Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do nhiễm trùng papillomavirus (virut HPV) gây ra. 

Có rất nhiều loại HPV, trong đó có một số loại virut có nguy cơ cao gây ra các bệnh như ung thư hậu môn, ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ và dương vật, ung thư đầu và cổ. Chủng HPV 16 và HPV 18 là 2 chủng có khả năng gây ung thư cổ tử cung cao nhất, chúng được tìm thấy ở 70% trong tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung. Phụ nữ có nguy cơ nhiễm HPV khi quan hệ tình dục sớm hoặc quan hệ tình dục với nhiều người. 

Một nguyên nhân khác cũng được nhắc đến đó là do ức chế miễn dịch. Khi thuốc hay các bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng HPV và dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ưng thư cổ tử cung như: sinh con quá sớm, tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng tăng, phụ nữ sinh đẻ nhiều lần, béo phì, thuốc lá, sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài....

Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung

Cũng giống như các loại ung thư khác, những thay đổi của ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu diễn biến thầm lặng, hầu như không có triệu chứng điển hình.

Các triệu chứng sớm của ung thư cổ tử cung bao gồm chảy máu bất thường hoặc bất thường âm đạo, đau khi quan hệ tình dục hoặc đau không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, tiết dịch âm đạo, tăng tần số tiết niệu hoặc đau khi đi tiểu, sưng đau ở chân. Nếu có những bất thường này, nên sớm làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung. Phụ nữ từ 21-65 tuổi nên xét nghiệm mỗi năm 1 lần.

Chẩn đoán và điều trị ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung được chẩn đoán bằng xét nghiệm tế bào được lấy từ cổ tử cung, ngoài ra còn có một số phương pháp được sử dụng để lấy mẫu, trong đó Pap smear là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất.

Các phương pháp được sử dụng để chẩn đoán ung thư cổ tử cung bao gồm:

Pap smear: Bác sĩ sẽ sử dụng một bàn chải mềm đặc biệt để thu thập các tế bào cổ tử cung để soi dưới kính hiển vi. Phương pháp này có thể xác định những thay đổi rất sớm - khi mà vẫn có thể loại bỏ hoàn toàn các mô bất thường trước khi nó trở thành ung thư

- Sinh thiết: Lấy ra một lượng mô lớn hơn so với những gì thu được trong phết tế bào Pap có thể giúp xác định kích thước và tính chất của các tế bào cổ tử cung hoặc loạn sản.

- Khám thực thể: Bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám để đánh giá sự thay đổi bề ngoài của âm đạo và cổ tử cung và các khu vực lân cận đồng thời xác định các tổn thương hoặc mụn cóc sinh dục.

Biến chứng của ung thư cổ tử cung

Những biến chứng nguy hiểm của ung thư cổ tử cung bao gồm

- Vô sinh: Ung thư cổ tử cung gây ảnh hưởng lớn đến cổ tử cung – nơi để trứng và tinh trùng phát triển. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân ung thư cổ tử cung vì nhiều lý do buộc phải cắt cổ tử cung để đảm bảo tính mạng. 

- Ảnh hưởng đến tâm lý: Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân gây ra rối loạn cảm xúc có thể dẫn đến trầm cảm.

- Suy thận: Trong nhiều trường hợp, khối u ung thư cổ tử cung có thể chen vào niệu quản, ngăn chặn dòng nước tiểu ra khỏi thận. Nước tiểu tích tụ lâu ngày khiến thận sưng, khả năng dẫn đến sẹo, làm suy giảm chức năng của thận.

- Chảy máu: Nếu ung thư cổ tử cung lan vào âm đạo, ruột hoặc bàng quang có thể gây chảy máu. Chảy máu có thể xảy ra ở âm đạo, trực tràng hoặc đoạn đi tiểu lẫn máu.

Hiện nay tại Việt Nam bệnh ung thư cổ tử cung đang được điều trị theo các phương pháp hiện đại và hiệu quả như phương pháp phẫu triệt căn, hóa xạ trị triệt căn, hóa xạ trị kết hợp phẫu thuật. Bác sĩ sẽ căn cứ vào phác đồ điều trị để điều trị từng giai đoạn.

Nhìn chung, ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Có nhiều phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả, nhưng lưu ý rằng, căn bệnh này có tiên lượng sống sót cao hơn nhiều nếu được phát hiện sớm.

Thanh Mai

Phim 'Tiệc trăng máu' đứng thứ mấy trong Top 5 phim Việt Nam có doanh thu cao nhất?

Phim 'Tiệc trăng máu' đứng thứ mấy trong Top 5 phim Việt Nam có doanh thu cao nhất?

Trong ngày 2/11, "Tiệc trăng máu" đã chinh phục cột mốc doanh thu 100 tỷ đồng. Ngoài ra, điện ảnh Việt còn nhiều bộ phim khác đạt doanh thu hơn trăm tỷ.