Những người "khó" mắc ung thư thường có 6 điểm chung, hầu hết đều có thể học theo

Trên thực tế, có không ít sự khác biệt, nhất là về lối sống giữa những người khỏe mạnh và người bị mắc ung thư.

Dù khoa học ngày càng tiến bộ nhưng vẫn chưa thể liệt kê đầy đủ và chính xác tất cả những nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng những người ít có nguy cơ mắc ung thư hơn sẽ xuất hiện nhiều điểm chung. Ngược lại, bệnh nhân ung thư cũng có nhiều nét tương đồng trong nhiều yếu tố, từ ngoại hình cho tới lối sống, sở thích…

Sau đây là 6 điểm chung phổ biến nhất ở những người khỏe mạnh, “khó" mắc ung thư và tin mừng là hầu hết chúng ta đều có thể học theo:

1. Miễn dịch khỏe

Hệ miễn dịch được cho là một tấm lá chắn cứng cáp giúp cơ thể chống chọi lại những tác nhân gây bệnh có khả năng xâm nhập làm hại cơ thể như các loại virus, vi khuẩn hay các loài ký sinh trùng gây bệnh. Chính vì vậy, nếu hệ miễn dịch bị suy giảm sẽ đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ có nguy cơ mắc phải nhiều căn bệnh do môi trường bên ngoài tác động đến, tất nhiên trong đó sẽ có nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị ung thư. Đó là lý do người có miễn dịch khỏe khó mắc bệnh ung thư hơn.

Bên cạnh đó, bản thân miễn dịch khỏe cũng góp phần ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn ngừa sự lan rộng và di căn sang cơ quan khác của cơ thể. May mắn là hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể bằng hệ miễn dịch bẩm sinh và hệ miễn dịch thích ứng. Nghĩa là chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện, tăng cường miễn dịch thông qua lối sống lành mạnh và các liệu pháp y tế.

2. Thích vận động

Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người vận động thường xuyên, yêu thích thể dục thể thao sẽ ít có khả năng mắc bệnh ung thư, khỏe mạnh và sống thọ hơn.

  Vận động thường xuyên làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh tật, gồm cả ung thư (Ảnh minh họa)

Vận động thường xuyên làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh tật, gồm cả ung thư (Ảnh minh họa)

Tập thể dục thể thao thường xuyên không chỉ giúp bạn kiểm soát cân nặng, cải thiện huyết áp, tăng cường miễn dịch mà còn ngăn chặn sự khởi đầu của một số bệnh  - bao gồm cả ung thư. Nghiên cứu được công bố vào tháng 9/2021 trên tạp chí Medicine & Science In Sports & Exercise của Hoa Kỳ, tập thể dục không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn giải phóng "vũ khí bí mật" giúp làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư.

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, vận động thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ mắc ít nhất là 7 loại ung thư. Bao gồm ung thư nội mạc tử cung, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư buồng trứng, ung thư dạ dày.

Ví dụ như nghiên cứu của Trường Y tế công cộng Đại học Yale (Mỹ) cho thấy phụ nữ tập thể dục 150 phút mỗi tuần (hoặc hơn) sẽ có nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung thấp hơn 34% so với người không tập. Hay Viện Ung thư Dịch tễ học tại Copenhagen (Đan Mạch) công bố bệnh ung thư đại trực tràng có thể ngăn ngừa được tới 23% nếu thường xuyên vận động.

2. Ăn uống lành mạnh, ăn nhiều thực phẩm chống viêm

Như đã nói, viêm là một trong những yếu tố hàng đầu thúc đẩy ung thư. Vì vậy, những người ăn nhiều thực phẩm chống viêm sẽ có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn. Bản thân những thực phẩm có khả năng kháng viêm cũng giàu chất chống oxy hóa, rất tốt cho hệ miễn dịch, góp phần vào ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư.

  Chế độ ăn uống góp phần rất lớn vào việc tăng hay giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư (Ảnh minh họa)

Chế độ ăn uống góp phần rất lớn vào việc tăng hay giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư (Ảnh minh họa)

Có thể kể tới các chất chống oxy hóa, chống viêm phổ biến như carotenoids (beta-carotene, lycopene, lutein,…) retinol, α-tocopherol, polyphenols (flavonoids, anthocyanin, axit phenolics, tannins)... Chúng có nhiều trong: quả bơ, táo, trà xanh, rau họ cải, quả mọng, khoai tây, nấm, cà chua, các loại đậu…

Nhưng điều quan trọng hình thành chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ là các thực phẩm trên mà còn cần nhiều yếu tố khác. Nổi bật như cân bằng giữa protein (cả protein động vật và thực vật) với rau củ, chất xơ. Chế độ ăn ít muối, kiểm soát đường, hạn chế dầu mỡ, ăn uống đúng giờ giấc, không bỏ bữa cũng không ăn khuya hay ăn quá nhiều, tránh xa rượu bia và thuốc lá…

4. Kiểm soát cân nặng tốt

Những người thừa cân có nguy cơ cao mắc nhiều vấn đề sức khỏe, như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lý tim mạch… Thừa cân hoặc béo phì cũng có liên quan đến nguy cơ mắc nhiều loại ung thư.

Theo nghiên cứu từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, trọng lượng cơ thể dư thừa được cho là nguyên nhân gây ra khoảng 11% ca ung thư ở phụ nữ và khoảng 5% ca ung thư ở nam giới Hoa Kỳ, cũng như khoảng 7% tổng số ca tử vong do ung thư. Tổ chức này cũng cảnh báo rằng thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc ít nhất 17 loại ung thư khác nhau.

Có nhiều cách mà thừa cân, béo phì tác động tới nguy cơ mắc ung thư. Trong đó, nổi bật nhất là chất béo dư thừa trong cơ thể làm tăng nguy cơ viêm và sự phát triển của tế bào cũng như mạch máu. Chất béo dư thừa còn ảnh hưởng đến khả năng sống lâu hơn bình thường của tế bào. Nó cũng làm rối loạn hormone, suy giảm hệ miễn dịch, tăng mức độ insulin và yếu tố tăng trưởng insulin-1 (IGF-1)...

5. Tinh thần lạc quan và giấc ngủ tốt

Thức khuya, thiếu ngủ kéo dài là một trong những yếu tố hàng đầu dẫn tới nhiều căn bệnh ung thư. Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutch (Hoa Kỳ) cho biết,  những người thức khuya có mức độ tự sửa chữa tổn thương DNA rất thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với những người ngủ vào ban đêm.

Nghĩa là thức khuya có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cũng có thể làm rối loạn cơ chế tự điều hòa của cơ thể. Khi cơ chế tự điều hòa bị rối loạn, có thể làm cho cơ thể mất đi khả năng tự sửa chữa những rối loạn về mặt tế bào, là tiền đề hình thành những tổn thương tiền ung thư.

  Những người

Những người "khó" mắc ung thư thường ngủ sớm, dậy sớm và có giấc ngủ ngon (Ảnh minh họa)

Chưa kể, những người không thức khuya, ngủ đủ giấc cũng thường có trạng thái tinh thần tốt hơn. Trong khi đó, đây cũng là yếu tố làm giảm nguy cơ mắc ung thư. Bởi lạc quan, tinh thần luôn tích cực được khoa học chứng minh là hệ miễn dịch tế bào trở nên mạnh hơn, phản ứng hiệu quả hơn khi gặp virus hoặc vi khuẩn. Ngược lại, khi sự lạc quan giảm, hệ miễn dịch của người đó giảm theo và dễ mắc cũng như tế bào ung thư lan ra nhanh hơn.

6. Gia đình không có tiền sử ung thư, kiểm tra sức khỏe định kỳ

Không thể phủ nhận rằng, nhóm có nguy cơ mắc ung thư cao nhất là những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư. Nhất là đối với ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư phổi. Nếu không nằm trong nhóm này, tức là bạn có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn họ nhưng còn tùy vào lối sống của chính mình.

Đặc biệt, dù có tiền sử gia đình mắc ung thư hay không, những người thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn. Thói quen này giúp tăng khả năng tìm thấy những tổn thương của tế bào hay dấu hiệu bất thường của cơ thể càng cao. Nhất là tìm thấy tổn thương tiền ung thư, có thể giảm thiểu nguy cơ chuyển hóa thành ung thư. Đồng thời phát hiện sớm và điều trị hiệu quả hơn các bệnh ung thư.

Nguồn và ảnh: Aboluowang, Cancer321, webMD

Ngọc Ái

7 anh chị em trong gia đình đều mắc ung thư, bác sĩ điểm danh 4 loại ung thư có tính gia đình

7 anh chị em trong gia đình đều mắc ung thư, bác sĩ điểm danh 4 loại ung thư có tính gia đình

Với nhiều căn bệnh ung thư nếu một người trong gia đình mắc bệnh thì các thành viên khác cũng cần cảnh giác.