Nhiều người nghi ngờ về việc có thể đã bỏ sót mục tiêu lạm phát, không lường trước được sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu và dự báo một cuộc suy thoái chưa thành hiện thực. Họ lý giải rằng đại dịch COVID-19, cuộc xung đột ở Ukraine và gần đây là xung đột ở Trung Đông đã khiến các chuyên gia khó nhìn rõ hơn những quả cầu pha lê kinh tế của họ.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Christine Lagarde, mới đây nhất đã tham gia vào một "dàn đồng ca chỉ trích" các nhà kinh tế học tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tổ chức ở Davos, Thụy Sỹ vào tháng trước. Bà nói: "Nhiều nhà kinh tế thực sự là một nhóm bộ lạc," ám chỉ sự thiếu cởi mở tương tự như các ngành khoa học khác.
Cựu giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và hiện là Bộ trưởng Tài chính Pháp, Bruno Le Maire, cho biết: "Họ trích dẫn lẫn nhau. Họ không bước ra khỏi thế giới đó vì họ cảm thấy thoải mái trong đó".
Ông Le Maire nói: "Một số nhà kinh tế học cần phải thoát ra khỏi vùng an toàn của "bảng cân đối excel" và các mô hình cứng nhắc, trong khi một số nhà kinh tế nói về mô hình của riêng họ".
Nhưng nhà kinh tế trưởng Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tại ngân hàng ING, Peter Vanden Houte, nói thế giới "đã thay đổi một chút". Sau nhiều năm lạm phát thấp, việc mở cửa trở lại các nền kinh tế sau đại dịch COVID-19 đã khiến giá cả tăng cao và tăng cao hơn nữa sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraina bùng phát, trái ngược với sự đảm bảo từ Chủ tịch ECB Lagarde và Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell, khi cho rằng lạm phát tăng chỉ là "tạm thời".
Để đối phó với lạm phát, các ngân hàng trung ương đã phải tung ra hàng loạt đợt tăng lãi suất và áp dụng chính sách "diều hâu" triệt để. Trong khi mức tăng giá hàng hóa đã hạ nhiệt trong những tháng gần đây, các nhà hoạch định chính sách vẫn giữ lãi suất ở ngưỡng cao và chờ xem liệu có thể cắt giảm vào cuối năm nay hay không.
Tuy nhiên, bà Lagarde thừa nhận rằng các dự báo được sử dụng làm cơ sở cho các quyết định chính sách của ECB không phải lúc nào cũng đúng và các yếu tố liên quan đến khủng hoảng không được tính đến trong các mô hình của dự báo.
Chuyên gia Houte cho biết: "Các mô hình chúng tôi hiện đang sử dụng kém tin cậy hơn vì có nhiều yếu tố khó tích hợp". Ông trích dẫn những tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng sau đại dịch, tình trạng thiếu lao động và căng thẳng địa chính trị. Các nhà kinh tế nhiều khả năng đã tính toán thiếu các yếu tố tiềm ẩn bằng cách nhìn qua lăng kính của quá khứ.
Chuyên gia kinh tế tại Allianz Trade, Maxime Darmet, lưu ýt: "Không phải các mô hình kinh tế thất bại mà là sự thiếu trí tưởng tượng của các nhà kinh tế". Vị chuyên gia này giải thích: "Họ đã ngủ quên trên chiến thắng của mình" sau 30 năm toàn cầu hóa, trong đó "mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp".
Với việc các ngân hàng trung ương sử dụng biện pháp tăng lãi suất để ngăn việc nền kinh tế phát triển quá nóng, các nhà kinh tế đã cảnh báo rằng tăng trưởng ở các nước phát triển sẽ giảm mạnh hoặc thậm chí giảm sút vào năm 2023. Nhưng rõ ràng nền kinh tế của Mỹ đã tăng trưởng mạnh mẽ vào năm ngoái, trong khi khu vực đồng euro - ngoại trừ Đức - vẫn giữ được nền tảng để tránh rơi vào suy thoái.
Đầu tuần này, Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2024 lên 3,1%, với lý do khả năng phục hồi bất ngờ ở các nền kinh tế thị trường tiên tiến và mới nổi, bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc.
Tuy nhiên, Giáo sư kinh tế Alan Blinder của Đại học Princeton cho biết, vẫn có nguy cơ kinh tế thế giới rơi vào giảm phát trong năm nay. Mọi dấu hiệu đều đã có: Lãi suất cao báo hiệu sự suy thoái của Mỹ và các chỉ số đều không thực sự khởi sắc.
Vào những năm 1970, suy thoái là cách duy nhất để nền kinh tế thoát khỏi siêu lạm phát. Một lần nữa, các nhà kinh tế lại bị buộc tội là có đầu óc quá hẹp hòi. Nhưng chuyên gia Vanden Houte cho biết chất lượng dữ liệu yếu và tỷ lệ phản hồi các cuộc khảo sát giảm là một phần nguyên nhân.
Chuyên gia Christophe Barraud, Tổng Giám đốc của Market Securities Monaco SAM, cho biết các hiện tượng mới cũng tạo ra một đường cong: Tiết kiệm đã giúp tiêu thụ nhiên liệu trong khi các công ty đã "quản lý tốt hơn" tỷ lệ cao so với trước đây.
Vào tháng 7/2023, Ngân hàng trung ương Anh đã thuê cựu Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ, Ben Bernanke, chỉ đạo đánh giá quá trình dự báo của mình sau khi bị chỉ trích vì không lường trước được lạm phát tăng cao. Ngân hàng trung ương Canada (CoB) đã quyết định thay thế các mô hình cũ của mình bằng các phương pháp tiên tiến hơn.
Chuyên gia Vanden Houte nói: "Mọi người đều biết rằng các mô hình hiện tại không còn phù hợp để đưa ra những dự báo tốt nữa. Chúng ta cần phải suy nghĩ khác đi hoặc ít nhất là mở rộng các mô hình bằng cách tích hợp các thành phần khác".
(Nguồn: TTXVN)