Nữ khoa học gia kể hành trình cô độc ở sao Hoả trắng (Kỳ cuối)

Trong một cuộc phỏng vấn đầu năm nay, quản trị của NASA Jim Bridenstine nói người đầu tiên đặt chân lên sao Hoả có vẻ sẽ là một người phụ nữ.

Tháng 6/2018, NASA chính thức công bố kế hoạch chiến dịch mặt trăng - Sao Hỏa như một phần của các văn bản Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký kết hồi tháng 12-2017. Văn bản yêu cầu tiếp tục thăm dò mặt trăng và bắt đầu các nhiệm vụ Sao Hỏa do con người trực tiếp thực hiện vào năm 2030.

Để chuẩn bị cho kế hoạch đó, trong nhiều năm, người ta đưa các nhóm người tới các trạm nghiên cứu ở Nam Cực, trong đó có trạm Concordia để tiến hành các thử nghiệm tâm lý con người.

Tiến sĩ Nadja Albertsen là bác sĩ được cử đến Concordia để theo dõi sự biến đổi tâm lý của những người ở Nam Cực mùa đông 2019.

PV CNN đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Nadja Albertsen trong thời gian cô vẫn ở Concordia. Và đây là bài viết ghi lại cuộc sống từ lúc ánh mặt trời biến mất cho đến khi mặt trời trở lại suốt mùa đông ở nơi được mệnh danh là sao Hoả trắng (cuối tháng 8). Bài viết có 4 phần. Xin lược dịch.

Kỳ IV: Bước tiến vĩ đại cho nữ giới

Trong cái ánh nắng đang dần tới, thì nhiệm vụ sâm banh là vô phương hoàn thành. “Xử lý hết đống rượu là bất khả thi”, Albertsen phân trần. Kế hoạch B đã được vạch ra, mỗi thành viên trong đội sẽ phải mang một chai khi rời trạm.

Thế nhưng sữa thì đã hết. Thay vào đó họ phải uống đậu nành và bột ngũ cốc đáng gớm.

Ảnh chụp panorama 360 độ Concordia vào cuối mùa đông/ Ảnh: Albertsen
Ảnh chụp panorama 360 độ Concordia vào cuối mùa đông/ Ảnh: Albertsen

PV lại trò chuyện với Albertsen vào 19/8 và lần này Concordia chuẩn bị cho cuộc “xâm chiếm” mới. Đó là từ Albertsen nói về đội mùa hè đang chuẩn bị đến.

Bây giờ ban ngày đã trở lại, lại thêm một mốc thời gian trôi qua. Và suy nghĩ cả đội đang hướng về những chiếc thuỷ phi cơ Twin Otter đầu tiên sắp hạ cánh với những gương mặt cả cũ và mới.

Phòng ngủ sẽ được dùng chung. Các nhà khoa học mới sẽ sử dụng cả các phòng thí nghiệm. Không gian cá nhân ít ỏi càng bị thu hẹp. “Nó giống như bạn sắp bị chiếm nhà vậy”, cô nó.

Trong suốt cuộc trò chuyện của chúng tôi (PV và Albertsen – ND), Albertsen luôn hỏi làm sao mà 10 người phụ nữ và gần 80 người đàn ông sống chung với nhau vào mùa hè trước đó. Hẳn phải có mâu thuẫn, cô từng đặt thắc mắc trong lần nói chuyện tháng Bảy: “Liệu có vụ vượt rào nào không?”

“Tôi nghĩ nếu tôi trẻ hơn 10 tuổi thì chắc sẽ khó khăn hơn nhiều, khó khăn về tâm lý ấy, khi phải ở đây suốt mùa hè. Bởi vì mùa đó bị ảnh hưởng nhiều hơn”, Albertsen nói. Cô không nhận thấy có gì nghiêm trọng trong vấn đề này và không báo cáo về bất kỳ sự cố nào.

“Một số phụ nữ ở những lứa trước đã trải qua chuỗi ngày kinh khủng”, cô bố sung, dựa trên những câu chuyện cô nghe kể từ những người từng ở Concordia.

Giám đốc IPEV (Viện Nghiên cứu cực của Pháp) đã trả lời CNN qua email rằng trong lịch sử, Concordia đã có những báo cáo miệng về một trường hợp có hành vi không phù hợp trong thời kỳ mùa đông. Ông cho hay Viện đã giải quyết bằng cách trao đổi riêng với nữ nạn nhân và đồng ý với việc nạn nhân tố giác sự việc lên toà án đảo Reunion (Một đảo thuộc Pháp ở Ấn Độ Dương), nơi có trụ sở cơ quan quản lý các vùng lãnh thổ phía Nam và Nam Cực  thuộc Pháp.

Các thành viên đều hiểu dù ở Concordia thì cũng không khác gì đất liền, họ phải tuân theo hệ thống luật pháp của từng quốc gia họ đang phục vụ. “Đó không phải chỗ mấy gã đàn ông có thể trêu hoa ghẹo nguyệt”, Chappellaz giải thích, “Họ đã được cảnh báo rằng các hành vi phân biệt đối xử về giới tính và quấy rối là không được phép”.  Nếu có hành động quá trớn, họ sẽ bị báo cáo lên trạm trưởng và thậm chí lên toà án ở Reunion

Chappellaz cũng nhấn mạnh IPEV đã đạt được sự cân bằng giới tính  ở các trạm nghiên cứu cực.

Các nhà nữ khoa học Nam Cực trong trong nhiều năm phải đối mặt với một chiến trường không đơn giản. Có hàng thập kỷ đấu tranh quyết liệt ở các trạm nghiên cứu để trống lại sự trêu chọc xúc phạm, tán tỉnh thô tục hay thậm chí quấy rồi tình dục.

Morgan Seag, một tiến sĩ ứng viên ở Viện nghiên cứu cực Scott (Anh), chuyên nghiên cứu về bình đẳng giới, nghi ngờ rằng chuyện quấy rồi vẫn xảy ra ở các trạm nghiên cứu: “Tôi nghi ngờ những gì đã biết ở Nam Cực chỉ là phần nổi của tảng băng, một tảng băng dày và rắc rối”.

Seag cho biết hiện nay, những gì phụ nữ trải qua trong thời gian sống ở Nam Cực cũng rất đa dạng, đa dạng như những nghiên cứu của họ vậy. Có điều lại rất ít dữ liệu để thống kê. Bà chỉ ra một nghiên cứu năm 2019 về những phụ nữ Australia làm việc ở Nam Cực, 2/3 số người được hỏi thừa nhận từng bị quấy rối tình dục. Một nghiên cứu tương tự của Mỹ năm 2014, lần này không chỉ riêng khu vực Nam Cực, cho thấy có 70% phụ nữ làm nghiên cứu khoa học được hỏi đã từng bị quấy rối.

Đã có những bước tiến đáng kể, kể từ khi người phụ nữ đầu tiên – người Nga – đặt chân lên Nam Cực vào những năm 1950.  Sea Seag khẳng định chắc chắn là thay đổi tốt hơn, đồng thời dẫn ra các chính sách, chiến dịch bình đẳng giới như phong trào #MeTooSTEM (phong trào #metoo trong giới khoa học kỹ thuật) những năm gần đây. Mặc dù vẫn còn nhiều việc phải làm. Đáng tiếc là nhiều trường hợp bị quấy rối lại không báo cáo ngay lập tức, khiến họ thiếu đi sự hỗ trợ.

Nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi người phụ nữ đầu tiên trên thế giới đặt chân lên Nam Cực. Giờ, họ đang hướng tới mặt trăng. Và họ cũng có thể sẽ đánh bại cánh đàn ông khi đặt chân trước lên sao Hoả.

Trong một cuộc phỏng vấn đầu năm nay, quản trị của NASA Jim Bridenstine nói người đầu tiên đặt chân lên sao Hoả có vẻ như sẽ là một người phụ nữ. Jennifer Fogarty, Giám đốc khoa học Chương trình nghiên cứu con người của NASA nói Bridenstien đã “rất nhấn mạnh” là sẽ có mặt nữ giới trong phi hành đoàn lên cả mặt trăng và sao Hoả.

Bà Jennifer Fogarty
Bà Jennifer Fogarty

“Phân tích dữ liệu từ các tàu vũ trụ và mặt đất đều cho thấy phụ nữ hoàn toàn ngang ngửa với đàn ông về khả năng chịu đựng những thách thức tâm lý và sinh lý trong vũ trụ”, bà Fogarty bổ sung, “trong trường hợp xảy ra biến cố”.

Seag, người đã viết những nghiên cứu so sánh về sự tham gia của nữ giới vào các kế hoạch vũ trụ và ở Nam Cực, nói có cơ hội lớn cho việc ấy.

Cô nói: “Với các nhiệm vụ dài hạn ngoài vũ trụ, chúng tôi có cơ hội thú vị để điều chỉnh chính sách, thực hành để tạo điều kiện cho sự bình đẳng giới ở các môi trường mới”

Albertsen không mất quá nhiều thời gian để băn khoăn xem mình có gặp những vấn đề như các đồng nghiệp nữ khác sẽ trải qua trên đường đến sao Hoả không. Nó cũng chẳng chứng tỏ được rằng cuộc “xâm chiếm” của đoàn người sắp tới là xấu. “Có nhiều người thì quá tuyệt ấy chứ”, cô nói.

Các tác động tiêu cực không tồn tại trong thời gian cô ở Concordia. Dưới bầu trời đêm màu pha lê trong veo, lại thêm môi trường khắc nghiệt thì sự chia sẻ với đồng đội trong mùa đông này là một điều đáng quý. “Đây là nhóm đa quốc tịch khác biệt, vẫn có thể làm việc cùng nhau và có trải nghiệm tuyệt vời cùng nhau trong nhiều tháng - tôi nghĩ điều đó đã thực sự, thực sự tích cực”, cô nói.

Tuy nhiên đó điều cô không thể không nhắc đến: Cái thời tiết khô cong chết dẫm ấy khiến da dẻ cũng nứt nẻ, và mũi bắt đầu chảy máu vì quá khô. Ấy là chưa kể việc ở chung khiến mỗi sáng đi vệ sinh cũng phải vội vàng vì hàng dài người chờ đợi ngoài cửa. Còn cái khác thì chả xi nhê gì.

Cô sẽ nhớ nhung cái cảm giác cô tịch lặng như tờ mỗi khi bước chân ra khỏi trạm.  Tuy nhiên, khi rời khỏi đây, cô sẽ lại được nghe tiếng chim kêu. Cô không chắc mình thích cái nào hơn.

Việc bàn giao với vị thạc sĩ, bác sỹ thay thế cô sẽ kết thúc vào tháng 11 hoặc cùng lắm tới đầu tháng 12, trước khi cô trở về nhà.

Khi rời khỏi đây, hành lý của Albertsen sẽ khá lỉnh kỉnh. Có vô vàn lọ chứa mẫu thử của các loại nước tiểu, phân, máu, nước bọt đi cùng cô. Chúng sẽ được trữ đông và lưu giữ ở châu Âu để chờ kiểm tra, cùng hàng loạt các mẫu thử của các đội trước đó. Một phần thành bại của cuộc phiêu lưu đưa loài người lên sao Hoả đang nằm trong mấy cái ống thuỷ tinh trần tục đó.

“Đương nhiên tôi sẽ vô cùng tự hào nếu được lên sao Hoả”, Albertsen nói, “và tôi biết những người còn lại trong đội cũng thế. Mà chúng tôi đã rất tự hào vì là một phần của kế hoạch đó rồi”.

Trước khi tạm biệt PV CNN, cô nói Concordia đã có một cuộc gọi Skype tới ISS (Trạm Vũ trụ quốc tế). Trong quỹ đạo Trái đất tầm thấp, tàu ISS Expedition 60 đang tập trung vào nghiên cứu y sinh, thực hiện điều tra sinh học, thăm dò trọng lực chi tiết. Từ 2 cái hộp kín mít (chỉ tàu vũ trụ) xa cách, bây giờ hai bên có nhiều điều để cà kê.

Vào 10/8, mặt trời đã trở lại nhưng chẳng ai thấy được cả. Sau nhiều tháng chờ đợi, đồn đoán thì ngày đó bầu trời đã đầy mây, xầm xì như mùa đông.

Tuy nhiên, thiên nhiên đã sẵn sàng tươi tỉnh trở lại và hôm sau mặt trời ồn ào  liều lĩnh từ bỏ đường chân trời.

Thậm chí nhiều người còn tưởng mình nhìn nhầm, rằng đó là một ảo ảnh. Riêng Albertsen đã đi ra ngoài cửa trạm, với máy ảnh trong tay.

Ánh bình minh đầu tiên sau 4 tháng, ảnh chụp ngày 11/8/ Ảnh: Albertsen
Ánh bình minh đầu tiên sau 4 tháng, ảnh chụp ngày 11/8/ Ảnh: Albertsen

 Cô nhìn thấy rất rõ. Thật ngoạn mục và nhiều xúc cảm lẫn lộn. Một sự cứu rỗi!

MN (theo CNN)

Nobel Vật lý 2019 vinh danh nghiên cứu về vũ trụ

Nobel Vật lý 2019 vinh danh nghiên cứu về vũ trụ

Nobel Vật lý năm 2019 thuộc về ba nhà khoa học là James Peebles, Michel Mayor và Didier Queloz.