10 nhà khoa học nữ thiên tài trong lịch sử nhân loại

Trong lịch sử, các nhà khoa học nam chiếm một số lượng áp đảo. Tuy nhiên, cũng có những người phụ nữ xuất sắc đã đóng góp những thành tựu to lớn có tầm ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực khoa học, từ hóa học cho đến vật lý, phóng xạ, y sinh học, và cả chế tạo bom. Nếu không có những người phụ nữ tài năng này, thế giới có lẽ không tồn tại như cách chúng ta thấy ngày hôm nay.

10. Ada Lovelace (1815 – 1852)

Ada Lovelace là nhà toán học người Anh, và cũng được xem là lập trình viên máy tính đầu tiên trên thế giới. Bà đã có những phân tích chi tiết về máy phân tích (The Analytical Engine) của Charles Babbage – một loại máy tính đời đầu. Các ghi chép của bà về máy phân tích này được xem như những thuật toán đầu tiên của nhân loại.

Ada Lovelace là nhà toán học người Anh, và cũng được xem là lập trình viên máy tính đầu tiên trên thế giới. 
Ada Lovelace là nhà toán học người Anh, và cũng được xem là lập trình viên máy tính đầu tiên trên thế giới. 

Thành tựu của bà đã truyền cảm hứng cho Alan Turing (cha đẻ của ngành khoa học máy tính) thực hiện những nghiên cứu về máy tính hiện đại. Sau này, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã phát triển một ngôn ngữ lập trình và đặt theo tên bà.

9. Dorothy Hodgkin (1910 – 1994)

Dorothy Hodgkin là một nhân vật có tầm ảnh hưởng quan trọng trong ngành hóa học. Bà cũng là người phụ nữ thứ ba đoạt được giải thưởng Nobel danh giá trong lĩnh vực này vào năm 1964.

Dorothy Hodgkin - Giải Nobel Hóa học năm 1964. Bà là người tiên phong trong lĩnh vực tinh thể học tia X.
Dorothy Hodgkin - Giải Nobel Hóa học năm 1964. Bà là người tiên phong trong lĩnh vực tinh thể học tia X.

Nhà hóa sinh người Anh này là người tiên phong trong lĩnh vực tinh thể học tia X. Bà cũng phát hiện và công bố cấu trúc của nhiều loại phân tử sinh học, bao gồm penicillin, insulin và Vitamin B12.

8. Barbara McClintock (1902 – 1992)

Barbara McClintock được xem là một trong những nhà khoa học về di truyền có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, có lẽ chỉ sau Gregor Mendel (cha đẻ của di truyền hiện đại). Tuy nhiên, phải mất một khoảng thời gian khá lâu về sau, nhân loại mới kính trọng và công nhận những đóng góp của bà trong lĩnh vực này.

Barbara McClintock được xem là một trong những nhà khoa học về di truyền có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Nobel sinh học 1983.
Barbara McClintock được xem là một trong những nhà khoa học về di truyền có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Nobel sinh học 1983.

Bà đã có nhiều thành tựu trong di truyền học tế bào, và là người đầu tiên tạo ra bản đồ gen của bắp. Barbara đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề này, nhưng giới khoa học bấy giờ vẫn giữ thái độ hoài nghi với các phát hiện của bà.

Sau này, những thành tựu đó được “đòi lại công bằng” và bà đã giành giải Nobel về sinh học năm 1983.

7. Maria Goeppert-Mayer (1906 – 1972)

;Mặc dù sở thích của bà là toán học, nhưng sau đó bà đã chuyển qua vật lý. Mayer nổi tiếng với đề xuất về nuclear shell model (mẫu hạt nhân nguyên tử sử dụng nguyên lý ngoại trừ Pauli, để mô tả cấu trúc của hạt nhân dưới dạng mức năng lượng).

Nhà khoa học Mỹ sinh ở Đức này là một trong những người đã đặt nền móng cho ngành vật lý hạt nhân. Nobel Vật lý 1963.
Nhà khoa học Mỹ sinh ở Đức này là một trong những người đã đặt nền móng cho ngành vật lý hạt nhân. Nobel Vật lý 1963.

Bà cũng làm việc trong dự án Manhattan suốt Thế chiến thứ hai và trở thành người phụ nữ thứ hai, sau Marie Curie, đoạt giải Nobel vật lý năm 1963.

6. Rosalind Franklin (1920 – 1958)

Mặc dù Rosalind Franklin chỉ sống được 38 năm và bị đồng nghiệp phớt lờ, nhưng bà vẫn là một cái tên nổi tiếng trong lịch sử ngành khoa học.

 Rosalind Franklin nhà vật lý sinh học phát hiện cấu trúc DNA
 Rosalind Franklin nhà vật lý sinh học phát hiện cấu trúc DNA

Nhà vật lý sinh học này đóng vai trò thiết yếu trong việc phát hiện ra cấu trúc của DNA, mặc dù bà không nhận được danh tiếng như bà xứng đáng. Bà đã tạo ra hình ảnh nhiễu xạ tia X của DNA, thành tựu này sau đó đã giúp Waston và Crick tìm thấy mẫu đường xoắn ốc kép của DNA.

5. Gertrude Elion (1918 – 1988)

Gertrude Elion cùng một tác giả khác đã nhận được giải Nobel về y học năm 1988, cho việc phát hiện ra phương pháp chữa trị bằng thuốc.

Gertrude Elion và đồng nghiệp phát hiện ra thuốc kéo dài sự sống cho người bị lây nhiễm HIV, Nobel Y học 1988
Gertrude Elion và đồng nghiệp phát hiện ra thuốc kéo dài sự sống cho người bị lây nhiễm HIV, Nobel Y học 1988

Bà đã cùng với bác sĩ George H Hitchings tạo ra Antiretroviral (loại thuốc được dùng để kéo dài cuộc sống của những người bị lây nhiễm HIV, đồng thời cũng có hiệu quả trong việc hạn chế sự lây truyền của loại virus này).

4. Irene Joliot-Curie (1897 – 1956)

Là con gái của nhà khoa học Marie Curie nổi tiếng, nhưng tự bản thân Irene Joliot-Curie cũng là một nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực của bà.

Irene Joliot-Curie  Nobel Hóa học 1935 vì phát hiện phóng xạ nhân tạo.
Irene Joliot-Curie  Nobel Hóa học 1935 vì phát hiện phóng xạ nhân tạo.

Irene đã theo bước bố mẹ khi tiến hành nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực phóng xạ. Bà đã đoạt giải Nobel hóa học năm 1935 vì phát hiện ra phóng xạ nhân tạo.

3. Lise Meitner (1878 – 1968)

Là một nhà vật lý hạt nhân thiên tài, Lise Meitner sinh ra ở Úc. Bà đã được “thọ giáo” hai nhà khoa học nổi tiếng Ludwig Boltzmann và Max Planck. Trong quá trình làm việc với Otto Hahn, bà đã phát hiện ra nguyên tố Plutoni (một nguyên tố hóa học hiếm, có tính phóng xạ cao).

 Lise Meitner, nhà vật lý hạt nhân thiên tài. Bà phát hiện ra  nguyên tố Plutoni (một nguyên tố hóa học hiếm, có tính phóng xạ cao).
 Lise Meitner, nhà vật lý hạt nhân thiên tài. Bà phát hiện ra  nguyên tố Plutoni (một nguyên tố hóa học hiếm, có tính phóng xạ cao).

Bà cũng góp phần trong nghiên cứu tìm ra sự phân hạch hạt nhân, và sau đó là chế tạo ra bom, mặc dù Lise không nhận thức được khía cạnh đen tối trong nghiên cứu của mình. Lise đã từ chối giải Nobel được trao cho mình, nhưng thế giới vẫn ngưỡng mộ bà, và tên bà được đặt cho nguyên tố Meitneri.

2. Jane Goodall (1934)

Nhà nhân học này là chuyên gia đầu tiên về tinh tinh trên thế giới. Bà Jane Goodall đã dành hầu hết cuộc đời mình để nghiên cứu về lối sống của chúng ở công viên quốc gia Gombe Stream.

 Jane Goodall - nhà nhân học nghiên cứu tinh tinh trên thế giới
 Jane Goodall - nhà nhân học nghiên cứu tinh tinh trên thế giới

Những nghiên cứu chuyên sâu của Jane Goodall đã giúp mọi người phát hiện ra tinh tinh là một loài ăn tạp, và chúng có thể được huấn luyện để sử dụng các dụng cụ.

1. Marie Curie (1867 – 1934)

Marie Curie là nhà khoa học nữ đầu tiên, cho đến bây giờ cũng là người phụ nữ duy nhất đoạt được hai giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau. Bà cùng với chồng mình đã tìm ra nguyên tố Polonium và Radium.

Marie Curie - 2 Giải Nobel về vật lý và hóa học.
Marie Curie - 2 Giải Nobel về vật lý và hóa học.

Bà nhận giải thưởng Nobel vật lý năm 1903, cùng với Pierre và Henry Becquerel cho những nghiên cứu về phóng xạ. Giải Nobel thứ hai Marie Curie giành được ở trong lĩnh vực hóa học năm 1911 cho việc phát hiện ra chất phóng xạ Radium.

Nguyên Phong (t/h)

Các nhà khoa học đã tìm thấy tia sáng mới trong việc điều trị ung thư não ở trẻ em

Các nhà khoa học đã tìm thấy tia sáng mới trong việc điều trị ung thư não ở trẻ em

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra con đường mới giúp tăng tỷ lệ sống sót của một loại ung thư não vô phương cứu chữa ở trẻ em hiện nay.