Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế: Virus Covid-19 ở Đà Nẵng là chủng mới, đặc tính lây lan nhanh hơn

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay, đây là chủng virus mới xuất hiện ở Việt Nam đặc tính lây lan nhanh hơn.

Trong buổi họp Ban chỉ đạo Phòng Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 sáng ngày 27/7, các chuyên gia đã phân tích cơ chế lây nhiễm, diễn biến và dự báo về tình hình dịch tại Đà Nẵng cũng như đưa ra các giải pháp tối ưu để ứng phó. 

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng T.S Đặng Quang Tấn và GS.TS Nguyễn Đức Anh, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết 4 ca mắc Covid-19 mới đều liên quan đến Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Chỉnh hình, 3 bệnh viện này nằm chung một khu đất.

  Toàn cảnh buổi họp của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19 sáng 27/7. Ảnh: VGP/Đình Nam

Toàn cảnh buổi họp của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19 sáng 27/7. Ảnh: VGP/Đình Nam

Theo quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, kết quả phân tích nguồn gen của virus từ các bệnh nhân cho thấy đây là chủng virus mới xuất hiện ở Việt Nam có đặc tính lây lan nhanh hơn các chủng trước đây ghi nhận. Tại Việt Nam đã từng phát hiện ra 5 chủng virus SARS-CoV-2 khác nhau. Mặc dù vậy vẫn chưa thể xác định độc lực của virus này tăng lên so với các chủng trước.

Bộ Y tế đã gửi các chuyên gia giỏi nhất đến Đà Nẵng để phối hợp triển khai phòng chống dịch. Về hai ca nhiễm nặng, đến sáng 27/7, các chỉ số sức khỏe ổn định. 

Cũng tại cuộc họp, Bộ Y tế cho biết sẽ áp dụng phong toả với 3 bệnh viện giống như Bệnh viện Bạch Mai, ngoài ra còn hỗ trợ tối đa nhất về nguồn lực cùng Đà Nẵng tổ chức cách ly, truy vết, điều trị, xét nghiệm, khoanh vùng, dập dịch…

Đề xuất giải pháp triển khai các biện pháp xét nghiệm từng vùng để nâng cao hiệu quả, tổ chức phân tuyến cơ sở khám chữa bệnh để bảo đảm đáp ứng nhu cầu của người dân; tổ chức công tác bảo đảm hậu cần phục vụ khu vực phong tỏa…

 

Theo PGT.TS Trần Đắc Phu, PGS.TS Lê Quang Cường cho rằng, cần tổ chức giãn cách xã hội, phong tỏa ổ dịch hợp lý; không phong toả tất cả mà phong toả từng nấc; thực hiện giãn cách xã hội tại Đà Nẵng, mọi người hạn chế ra khỏi nhà, không tụ tập đông người;...

Đối với người dân, tất cả những người đi từ Đà Nẵng có liên quan đến ổ dịch này khi trở về địa phương khác phải cách ly 14 ngày và theo dõi chặt chẽ như những người tiếp xúc gần; còn những người khác từ Đà Nẵng về phải khai báo y tế và theo dõi sức khoẻ;…

Mở rộng xét nghiệm nhanh chóng phát hiện, khoanh vùng, dập dịch. Ở tất cả các địa phương khác cũng cần kiểm soát ca nghi nhiễm, tăng cường đảm bảo an toàn dịch tễ tại các cơ sở khám chữa bệnh…

Các đại biểu đề nghị cần nâng cấp cảnh báo và đảm bảo an toàn cho các cơ sở y tế, khả năng phát hiện người nhiễm; quản lý những người về địa phương từ Đà Nẵng về theo đúng quy định;…

"Chúng ta vừa phải dập dịch nhanh, giữ xã hội ổn định và phát triển nên phải có những quyết định rất chính xác. Vai trò của lực lượng điều tra dịch tễ học, phối hợp với công an, quân đội để xác định nhanh nhất nguồn lây, véc-tơ truyền bệnh là vô cùng quan trọng. Không chỉ Đà Nẵng, mà tất cả các tỉnh thành phố phải tăng cường công tác rà soát các bệnh nhân có triệu chứng đến khám ở các bệnh viện, phòng khám tư nhân; kiểm soát chặt chẽ người nước ngoài nhập cảnh,…". Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Phó Thủ tưởng yêu cầu Bộ Y tế đặt mua, tập huấn, triển khai xét nghiệm bằng các loại kit thử Việt Nam sản xuất, đảm bảo đầy đủ và trang bị thiết bị y tế, những điều kiện cần thiết để ứng pho với các diễn biến mới.

Tinh thần là chống dịch như đánh trận, quyết liệt nhưng phải bình tĩnh, bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội.

Thanh Mai

5 điều cần làm nếu dịch COVID-19 quay trở lại

5 điều cần làm nếu dịch COVID-19 quay trở lại

Hiện nay, dịch COVID-19 đang có xu hướng quay lại. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình, bạn cần làm ngay 5 điều dưới đây.