Thị trường bất động sản 2021 đã trải qua với hai từ "bất ổn"

Thị trường bất động sản 2021 đã trải qua với hai từ "bất ổn". Theo đó, thị trường đã chứng kiến chu kỳ tăng giá và các đỉnh mới sau cơn sốt đất diện rộng hồi quý I. Bên cạnh đó, ngay cả khi làn sóng dịch bệnh quay trở lại, giá nhà ở vẫn tiếp tục tăng trong các quý tiếp theo.

COVID-19 tiếp tục gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng tiền được dự báo sẽ tiếp tục chảy vào thị trường địa ốc đẩy giá nhà ở tăng cao chưa có điểm dừng. Các chuyên gia dự báo, thị trường BĐS năm 2022 sẽ còn dư địa tăng giá.

Trong đó, năm 2022 sẽ là năm đầu tiên mà lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở tại ngân hàng thương mại và ngân hàng chính sách xã hội đều cùng mức 4,8%/năm sẽ thúc đẩy nhu cầu sở hữu nhà ở của người dân. Bên cạnh đó, sức nén về nguồn cung và nhu cầu khiến nhu cầu tích lũy tài sản của người dân tiếp tục đổ vào BĐS và chứng khoán.

Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Đào tạo BĐS Việt Nam cũng chỉ ra, sự bùng nổ đầu tư công và đầu tư hạ tầng giao thông trên khắp cả nước đã làm gia tăng giá trị BĐS ở nhiều nơi. Đây là lý do cơ bản giúp thị trường nhiều nơi ít có biến động về giá giao dịch mua bán hoặc mức giá suy giảm không nhiều khi vừa trải qua những đợt sốt nóng.

Trong bối cảnh, giá BĐS vẫn neo ở mức cao, mặc dù không có giao dịch. Hiện tại, nhiều địa phương đang điều chỉnh và hoàn thiện các quy hoạch tổng thể đến năm 2030 và tầm nhìn 2045. Xu hướng đô thị hóa, quy hoạch mở rộng theo chiều ngang vẫn còn đẩy mạnh trong giai đoạn tới. Theo các chuyên gia để dự báo chính xác trung, dài hạn với thị trường BĐS là nhiệm vụ bất khả thi.

Trong năm 2021, dịch bệnh Covid – 19 xảy ra và kéo dài đã tác động không nhỏ đến mọi mặt đời sống, kinh tế- xã hội; trong đó có lĩnh vực bất động sản (BĐS).  Dưới tác động của dịch bệnh, thị trường BĐS đã có nhiều sự thay đổi lớn từ hành vi, thị hiếu người mua tới chiến lược phát triển và cách thức kinh doanh của các đơn vị kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, thị trường BĐS trong năm 2021 vẫn được đánh giá là một kênh đầu tư hấp dẫn nhờ sự “cứu tinh” của các phân khúc nhà ở , đất nền và bất động sản công nghiệp.

Báo cáo của các đơn vị nghiên cứu thị trường cho thấy, giá đất tại miền Bắc đã tăng dựng đứng so với năm 2020. Đơn cử như tại Bắc Ninh tăng 61%, Hưng Yên tăng 22%. Trong phạm vi cách Hà Nội 100km, giá rao bán đất Hòa Bình tăng 106%, Thái Nguyên 57%.

Trong khi đó, thị trường phía Nam cũng ghi nhận Dầu Tiếng (Bình Dương) tăng 89%; Biên Hòa (Đồng Nai) tăng 38%; Nhà Bè (TP. HCM) tăng 45%; Cần Giờ (TP. HCM) tăng 37%. Còn tại thị trường miền Trung cũng ghi nhận mức giá tăng đột biến. TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, hiện nay dù chưa có con số chốt cuối cùng về quy mô của Chương trình thúc đẩy, phục hồi và phát triển kinh tế mà Quốc hội đang bàn thảo để thông qua.

Tuy nhiên, Chương trình chắc chắn cần có quy mô đủ lớn và diện hỗ trợ đủ rộng, tập trung hơn vào một số ngành có khả năng phục hồi, tạo sức lan tỏa. Một trong những trọng tâm của chương trình trên là việc tập trung giải ngân đầu tư công cơ sở hạ tầng sẽ là động lực rất tích cực cho thị trường BĐS.

Giống như hầu hết các phân khúc bất động sản khác. Ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong năm 2021, phân khúc nhà ở cũng gặp không ít khó khăn trong phát triển dự án và giao dịch. Tuy nhiên, ngược chiều với nền kinh tế, trong năm qua, giá nhà tại các thành phố lớn: Hà Nội, TP.HCM vẫn liên tục bị xô đổ và xác lập mặt bằng giá mới. Báo cáo quý 3 của Bộ Xây dựng cho biết, mặc dù dịch Covid-19 gây ảnh hưởng không nhỏ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, giá nhà ở vẫn tiếp tục tăng bất chấp dịch bệnh bùng phát đợt thứ 4. Theo Bộ Xây dựng, do tác động của dịch bệnh, trong quý, số lượng giao dịch bất động sản thành công giảm mạnh so với quý 2; tại các địa phương thực hiện giãn cách triệt để, hoạt động đi lại, giao dịch, kinh doanh bất động sản của doanh nghiệp, người dân không thể thực hiện được; nhiều khu vực thị trường có hiện tượng "đóng băng tạm thời".

Tổng hợp