Thị trường nội địa trở thành một trụ đỡ quan trọng cho nền kinh tế

Từ thời điểm xuất hiện bệnh nhân số 17 đến nay, kể cả đợt dịch mới thì đã không xảy ra tình trạng người dân đổ xô đi mua đồ.

Theo số liệu thống kê, mặc dù tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 7 tháng năm nay giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên tổng mức doanh thu bán lẻ hàng hóa 7 tháng vẫn chiếm hơn 79%, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong bối cảnh khó khăn như hiện tại, thị trường nội địa trở thành một trụ đỡ quan trọng.

Theo ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhìn nhận, từ đợt dịch thứ hai, ngày có bệnh nhận 17 ở Hà Nội thì ngay sáng hôm sau có hiện tượng người dân đổ xô đi mua đồ nhưng hàng hóa vẫn đủ cung ứng, cho đến nay không xảy ra tình trạng tương tự.

“Chúng ta có thể khẳng định là những mặt hàng thiết yếu để phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn toàn quốc, chứ không phải chỉ tại thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đáp ứng mà đây là toàn quốc. Như vậy, chúng ta đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu để phục vụ cho người dân”, ông Hải khẳng định.

Thị trường nội địa trở thành một trụ đỡ quan trọng cho nền kinh tế

Trong tháng 7, hàng hóa lưu thông thuận lợi nên người tiêu dùng dược đảm bảo sử dụng hàng hóa có chất lượng, không bị khan hàng hay sốt giá. 

Hàng Việt chiếm tỷ lệ hơn 90% trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước, tại các siêu thị nước ngoài, chiếm từ 60% đến 96%. Đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt tại các chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm từ 60%.

Đặc biệt, sau 6 năm thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhận thức và hành vi của người tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch vụ đã thay đổi rõ rệt; hệ thống phân phối hàng Việt phát triển mạnh mẽ.

Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Siêu thị Co.opmart Hà Nội cho biết, công ty đã xây dựng các điểm bán hàng, lên kế hoạch, dự phòng nguồn cung hàng hóa nhằm mục tiêu vừa phòng chống dịch vừa bình ổn thị trường.

Dù tiềm năng của thị trường nội địa được đẩy mạnh nhưng theo các chuyên gia, thời điểm này, vẫn cần tăng cường cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tạo ra mối liên kết giữa các doanh nghiệp, các địa phương để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

Bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cho rằng, trong một chừng mực nào đó, sự kết nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau để tạo chuỗi liên kết, vẫn còn đứt gãy, dịch bệnh phức tạp nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải dừng sản xuất. Thời gian tới cần nêu cao hơn nữa tinh thần tực lực, phát huy nội lực, phát triển kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô...

Với sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành, sự ủng hộ của người tiêu dùng, các doanh nghiệp Việt Nam có thể biến thách thức thành cơ hội, khẳng định thương hiệu của mình. 

Thanh Mai

Giá mủ cao su đầu tháng 2 ổn định

Giá mủ cao su đầu tháng 2 ổn định

Theo Bộ Công thương, từ đầu tháng 02/2022 đến nay, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước ổn định so với cuối tháng 1/2022.