Thu nhập, sức khỏe, môi trường sống và những điều tương tự đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Điều này tác động trực tiếp đến nhận thức của họ về hạnh phúc.
Hồi 12/2021, Tổng cục Thống kê đã công bố kết quả điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ Việt nam 2020-2021. Cuộc điều tra bao gồm các câu hỏi về hạnh phúc và sự hài lòng chung của những người được hỏi về cuộc sống.
Để hỗ trợ người trả lời câu hỏi về mức độ hạnh phúc, người trả lời được xem một thẻ có khuôn mặt cười (và những khuôn mặt không cười) tương ứng với các loại câu trả lời “rất hạnh phúc”, “khá hạnh phúc”, “bình thường (không hạnh phúc cũng không buồn)”, “có phần không hạnh phúc” và “rất không hạnh phúc”.
Tiếp theo, người trả lời được cho xem hình ảnh một chiếc thang với các bậc được đánh số từ 0 ở dưới cùng đến 10 ở trên cùng và được yêu cầu cho biết họ cảm thấy mình đang ở bậc thang nào tại thời điểm điều tra để cho biết mức độ hài lòng trong cuộc sống của họ.
Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ phụ nữ và nam giới cảm thấy cuộc sống khá hạnh phúc hoặc rất hạnh phúc có sự khác nhau theo giới tính và độ tuổi.
Trên toàn quốc, 66,1% phụ nữ trẻ từ 15-24 tuổi cảm thấy rất hoặc phần nào hạnh phúc, với điểm hài lòng về cuộc sống trung bình là 7,5. Con số tương ứng của phụ nữ trong độ tuổi từ 15-49 là 64,3% và điểm số trung bình là 7,3.
Tỷ lệ nam thanh niên từ 15-24 tuổi rất hoặc có phần hạnh phúc là 61,6% và điểm hài lòng về cuộc sống trung bình mà họ cho là 7,1. Ở nam giới từ 15-49 tuổi, những con số này lần lượt là 69,8% và 7,1.
Tỷ lệ phụ nữ và nam giới trong độ tuổi từ 15-24 và 15-49 cảm thấy rất hoặc phần nào hạnh phúc tăng tỷ lệ thuận với với trình độ học vấn.
Trong độ tuổi 15-24, tỷ lệ nam giới cảm thấy khá hạnh phúc hoặc rất hạnh phúc theo trình độ không bằng cấp, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng/đại học trở lên lần lượt là 30,2 %, 45,4%, 58,3%, 62,1% và 70,4%. Ở nữ giới cùng độ tuổi, những con số này lần lượt là 40,4%, 54,9%, 62,4%, 66,3%, 71,2%.
Tỷ lệ này ở những người đã kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng cao hơn so với những người chưa từng kết hôn hoặc sống chung.
Cụ thể ở nam giới trong độ tuổi 15-24, tỷ lệ người cảm thấy khá hạnh phúc và rất hạnh phúc đã từng kết hôn/sống chung cao hơn so với người chưa từng kết hôn (79,6% > 59,3%). Tỷ lệ này ở nữ giới có cùng độ tuổi cũng có sự chênh lệch tương đồng như nam giới (70,0% > 64,5%).
Giữa các vùng kinh tế - xã hội, Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ nữ giới và nam giới 15-24 tuổi cảm thấy cuộc sống hạnh phúc và rất hạnh phúc dẫn đầu cả nước (Phụ nữ: 77,1%; nam giới: 73,2%).
So sánh giữa 2 đầu tàu kinh tế của cả nước, Hà Nội luôn có tỷ lệ phụ nữ và nam giới trong độ tuổi 15-24 và 15-49 cảm thấy cuộc sống hạnh phúc và rất hạnh phúc luôn cao hơn TP.HCM.
Cụ thể, trong độ tuổi 15-24 tuổi ở nữ giới, tỷ lệ người cảm thấy cuộc sống hạnh phúc và rất hạnh phúc tại Hà Nội và TP.HCM lần lượt là (75,2% > 65,5%). Tỷ lệ này ở nam giới cùng độ tuổi tại Hà Nội và TP.HCM là 72,8%, 69,9%.
Ngoài các câu hỏi về sự hài lòng và hạnh phúc trong cuộc sống, những người được phỏng vấn cũng được hỏi hai câu hỏi đơn giản về việc liệu họ có nghĩ rằng cuộc sống của họ được cải thiện trong một năm qua hay không và liệu họ có nghĩ rằng cuộc sống của họ sẽ tốt hơn trong thời gian một năm tới hay không.
Những thông tin như vậy có thể góp phần hiểu được sự tuyệt vọng có thể có ở những người trẻ tuổi, cũng như sự thất vọng và hy vọng vào tương lai. Kết hợp sự đánh giá chủ quan về năm qua và mong đợi trong năm tiếp theo có thể là thông tin có giá trị để hiểu được cảm giác hạnh phúc nói chung của những người trẻ tuổi.
Nhìn chung, hơn một nửa số phụ nữ từ 15-24 tuổi cho rằng cuộc sống của họ đã được cải thiện trong năm vừa qua, 3/4 phụ nữ trong độ tuổi này tin rằng cuộc sống của họ sẽ tốt hơn trong năm tới. Trong khi đó, 46,7% phụ nữ từ 15-24 tuổi đã có cảm nghĩ tích cực trong năm qua và năm tới. Tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi cho biết cuộc sống của họ đã được cải thiện trong năm qua và tin rằng sẽ tốt hơn trong năm tới (42,5%).
Ngoài các câu hỏi về sự hài lòng và hạnh phúc trong cuộc sống, những người được phỏng vấn cũng được hỏi hai câu hỏi đơn giản về việc liệu họ có nghĩ rằng cuộc sống của họ được cải thiện trong một năm qua hay không và liệu họ có nghĩ rằng cuộc sống của họ sẽ tốt hơn trong thời gian một năm tới hay không.
Những thông tin như vậy có thể góp phần hiểu được sự tuyệt vọng có thể có ở những người trẻ tuổi, cũng như sự thất vọng và hy vọng vào tương lai. Kết hợp sự đánh giá chủ quan về năm qua và mong đợi trong năm tiếp theo có thể là thông tin có giá trị để hiểu được cảm giác hạnh phúc nói chung của những người trẻ tuổi.
Nhìn chung, hơn một nửa số phụ nữ từ 15-24 tuổi cho rằng cuộc sống của họ đã được cải thiện trong năm vừa qua, 3/4 phụ nữ trong độ tuổi này tin rằng cuộc sống của họ sẽ tốt hơn trong năm tới. Trong khi đó, 46,7% phụ nữ từ 15-24 tuổi đã có cảm nghĩ tích cực trong năm qua và năm tới. Tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi cho biết cuộc sống của họ đã được cải thiện trong năm qua và tin rằng sẽ tốt hơn trong năm tới (42,5%).
Tương tự như nữ giới, gần 50% nam giới ở cả hai nhóm tuổi, từ 15-24 tuổi và từ 15-49 tuổi, cho rằng cuộc sống của họ đã được cải thiện trong một năm qua; 4/5 ở nhóm tuổi trên cho rằng cuộc sống của họ sẽ tốt hơn sau một năm. Khoảng 45% trong số họ trả lời tích cực cho năm vừa qua và trong năm tới.
Tổng Hợp