Thực phẩm... no-name
Một số loại bánh tráng cao cấp hơn có nhãn hiệu thì cũng chỉ là miếng giấy được in với tên sản phẩm, số điện thoại người bán chứ không hề cung cấp thông tin sản phẩm như thành phần, nguyên liệu, địa chỉ sản xuất cụ thể.
Bên cạnh đó, không khó để bắt gặp một số mặt hàng đồ khô được treo tràn lan ngoài đường nhưng lại thu hút được số lượng lớn người tiêu thụ như chuối, nui, bắp rang với giá trung bình từ 10.000-20.000 đồng/bịch.
Mặc dù, trước đây đã có rất nhiều thông tin cảnh báo người dân nên tránh xa những thực phẩm không rõ nguồn gốc, không được in nhãn hiệu, bao bì được gói sơ sài nhưng hầu như đó chỉ là việc “khuyên thì nghe nhưng ăn thì vẫn ăn”!
Ghi nhận tại một địa điểm bán bánh tráng trộn trên đường Lê Lợi (Gò Vấp), số lượng sinh viên ghé vào quầy hàng này rất đông. Cao điểm lúc tan học, các bạn phải xếp hàng chờ đến lượt mua, trung bình khoảng 10 phút thì có hơn 20 bịch bánh tráng trộn được bán ra với giá từ 15.000 đồng/bịch gồm xoài, đậu phụng, bò khô, trứng cút, khô gà.
Bạn Quyên (20 tuổi), sinh viên trường Đại Học Công nghiệp chia sẻ, bạn biết ăn các thực phẩm làm sẵn bán ngoài đường như cơm cháy, bắp rang... không có nhãn hiệu sẽ chứa các hóa chất không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, vì giá rẻ mà lại rất ngon và bạn cũng không thường xuyên ăn nên nghĩ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Theo quy định của Chính phủ về tem nhãn mác, nhãn hiệu hàng hóa phải được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hoá gồm tên hàng hoá, tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá, định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá phải được ghi trên nhãn hàng hoá. Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hoá và trên nhãn hàng hoá phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV thì những sản phẩm này ngoài được gói một cách sơ sài, đóng gói bằng ni long và buộc bàng dây thun sơ sài. Trên nhãn hiệu sản phẩm chỉ in tên sản phẩm, số điện thoại liên hệ mua hàng, ngoài ra không hề cung cấp thêm bất cứ thông tin nào về sản phẩm như thành phần, cách bảo quản, ngày sản xuất, hạn sử dụng theo quy định của Chính phủ, nhưng vẫn được bày bán một cách bình thường, tràn lan, phổ biến.
Mầm bệnh từ phụ gia, hóa chất
Không phải ngẫu nhiên khi liên tiếp những vụ sản xuất, vận chuyển các món ăn vặt (cơm cháy, khô bò, khô gà…) bị phát hiện và thu giữ và Phòng Quản lý chất lượng, Ban Quản lý An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) TP.HCM phải ra cảnh báo những món ăn vặt khoái khẩu này ẩn chứa rất nhiều rủi ro.
Việc sử dụng không đúng mục đích các hóa chất, phụ gia trong quá trình sản xuất những sản phẩm trên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Nếu chứng kiến quy trình sản xuất những sản phẩm này chắc hẳn nhiều người không khỏi rùng mình mỗi khi ăn những món khoái khẩu.
Theo Ban QLATVSTP, về lâu dài, thực phẩm nói chung và khô bò, gà, heo các loại nói riêng nếu không đảm bảo an toàn thực phẩm không những có tác động lớn đối với sức khỏe người dùng mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc.
Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo chất lượng có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng dễ nhận thấy, nhưng sự nguy hiểm lâu dài là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các khuyết tật, dị dạng cho thế hệ mai sau.
Chính vì vậy, Ban Quản lý ATVSTP TP.HCM phải ra khuyến nghị, để đảm bảo sức khỏe, người tiêu dùng không nên chọn mua những sản phẩm có màu sắc khác thường, màu lòe loẹt. Nên chọn sản phẩm có xuất xứ, thông tin ngày sản xuất, hạn sử dụng và chỉ tiêu chất lượng rõ ràng.
Siêu thị siết chặt chất lượng thực phẩm ngay trước tết
Saigon Co.op, công bố áp dụng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật mới dành riêng cho nhóm hàng thực phẩm tươi sống kinh doanh tại siêu thị.