Tiêu xuất khẩu Việt Nam vẫn áp đảo thị trường toàn cầu

Thị trường nông sản hôm nay 6/8 ghi nhận giá cao su đảo chiều tăng nhẹ trong khi khảo sát cho thấy tiêu xuất khẩu của Việt Nam chiếm đến gần 60% thị trường toàn cầu.

Giá cà phê thế giới quay đầu giảm

Giá cà phê hôm nay 6/8tại thị trường trong nước giao dịch trong khoảng từ 44.400 - 44.900 đồng/kg. 

Cụ thể, tại Lâm Đồng là 44.400 đồng/kg, Đắk Lắk: 44.900 đồng/kg, Đắk Nông:44.700 đồng/kg, Gia Lai: 44.800 đồng/kg, Kon Tum: 44.800 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, giá cà phê quay đầu đi xuống. 

Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 9/2022 được ghi nhận tại mức 2.043 USD/tấn sau khi giảm 0,1% (tương đương 2 USD/tấn).

Giá cà phê arabica giao tháng 9/2022 tại New York là 209,45 US cent/pound, giảm 4,49% (tương đương 9,85 US cent/pound).

Thị trường nông sản cuối tuần ảm đạm của cà phê và cao su - Ảnh 1.

Cà phê dự kiến sẽ giao dịch ở mức 223,24 USd / Lbs vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu khiến tình trạng lạm phát tăng cao, nhu cầu tiêu thụ suy yếu và giá cà phê ở mức thấp, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Nếu xung đột vũ trang Nga và Ukraine chưa sớm chấm dứt, giá cà phê sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong các tháng còn lại của quý III/2022.

Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, sản lượng cà phê năm 2022 thấp hơn năm 2021 do năng suất thấp.

Sản lượng cà phê niên vụ 2021-2022 đạt 1,5 triệu tấn (hơn 95% sản lượng là cà phê robusta), thấp hơn so với 1,62 triệu tấn trong niên vụ 2020-2021.

Trong quý II/2022, giá cà phê robusta tại thị trường nội địa mặc dù có sự biến động mạnh, song có xu hướng tăng dần duy trì vào cuối tháng.

Trong thời gian này, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đối mặt với khó khăn do căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu và chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong quý II/2022 đạt xấp xỉ 437,2 nghìn tấn, trị giá trên 1 tỷ USD, giảm 14,9% về lượng và giảm 14,1% so với quý 1/2022, nhưng so với quý II/2021 tăng 12% về lượng và tăng 35,6% về trị giá.

Trong quý III/2022, Việt Nam vẫn còn khoảng 500 nghìn tấn cà phê để xuất khẩu. Dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều khó khăn.

Ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 7/2022 đạt 125 nghìn tấn, trị giá 284 triệu USD, giảm 9,0% về lượng và giảm 9,9% về trị giá so với tháng 6/2022. Giá xuất khẩu bình quân cà phê tháng 7/2022 ước đạt mức 2.272 USD/tấn, giảm 1,0% so với tháng 6/2022.

Tiêu Việt Nam vẫn áp đảo thị trường toàn cầu

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong giao dịch trong khoảng từ 71.500 - 74.500 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai, Gia Lai, hai địa phương thấp nhất thị trường, là 71.500 đồng/kg. Tại Đắk Nông, Đắk Lắk: 72.500 đồng/kg; Bình Phước: 73.500 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 74.500 đồng/kg.

Thị trường nông sản cuối tuần ảm đạm của cà phê và cao su - Ảnh 2.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 123,64 nghìn tấn, trị giá 560,22 triệu USD, giảm 19,7% về lượng, tăng 12,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu tăng do giá xuất khẩu bình quân hồ tiêu của Việt Nam đạt mức 4.531 USD/tấn, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2021.

6 tháng đầu năm, xuất khẩu hồ tiêu sang một số thị trường như Mỹ, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Anh, Pakistan... giảm. Ngược lại, xuất khẩu hồ tiêu sang các thị trường khác tăng, như: Ấn Độ, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan.

Thống kê cũng cho thấy, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn hạt tiêu của Việt Nam với hơn 30.000 tấn, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2021. Tiếp theo là các thị trường như UAE, Ấn Độ, Đức…

Hiện, hồ tiêu Việt Nam vẫn chiếm 55-60% thị phần toàn cầu. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, vẫn còn nhiều yếu tố ảnh hưởng lên giá hạt tiêu trong nửa cuối năm 2022.

Theo đó, nguồn cung từ Brazil đạt sản lượng tốt, trong khi nhu cầu tiêu thụ toàn cầu bị chậm lại theo chu kỳ hàng năm. Căng thẳng chính trị tại Đông Âu khiến giá năng lượng và lạm phát ở mức cao, người dân có xu hướng tiết kiệm chi tiêu, áp lực lên giá càng gia tăng.

Mặt khác, dù Sri Lanka đang bị vỡ nợ, gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, nhưng nước này sẽ đẩy mạnh xuất khẩu tiêu kể cả lượng hàng tồn, và giá thành có thể cạnh tranh hơn các nước khác.

Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách “zero Covid” sẽ khiến nhu cầu chưa đạt mức như kỳ vọng, và giá khó tăng khi sức mua của nước này vẫn ở mức thấp, dù nhập khẩu của nước này đã tăng trở lại trong tháng 6, nhưng đó có thể là lượng hàng có sẵn ở cửa khẩu.

Tình trạng tắc nghẽn cảng ở châu Âu là vấn đề chính dẫn đến sự trì hoãn các lịch trình vận tải. Việc thiếu container vẫn còn căng thẳng, đặc biệt các nước xuất khẩu ở Đông Nam Á.

Giá cao su đảo chiều tăng nhẹ

Giá cao su hôm nay đảo chiều tăng nhẹ sau khi giá chạm mức thấp nhất trong ba tháng qua.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 5/8/2022, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 9/2022, tăng thêm 0,1JPY/kg (0,04%) lên mức 229,0 JPY/kg.

Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2022 trên sàn Thượng Hải tăng thêm 55 CNY/tấn, tương đương 0,46% và hiện giao dịch ở mức 12.050 CNY/tấn.

Giá cao su tại Nhật Bản giảm do đồng JPY tăng khiến cao su trở nên kém hấp dẫn khi mua bằng tiền tệ khác.

Giá cao su kỳ hạn tháng 8 trên sàn Singapore giảm 0,5% xuống 156.7 U.S. cents/kg.

Thị trường nông sản cuối tuần ảm đạm của cà phê và cao su - Ảnh 3.

Cao su dự kiến sẽ giao dịch ở mức 156,55 US Cents / kg vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích. Về phía trước, chúng tôi ước tính nó sẽ giao dịch ở mức 149,43 trong thời gian 12 tháng.

Trong tháng 5, lượng hồ tiêu nhập khẩu của Mỹ đã giảm 6,8% so với tháng trước và giảm 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 8.198 tấn.

Việt Nam hiện vẫn là thị trường cung cấp hồ tiêu lớn nhất cho Mỹ với khối lượng lên đến 27.523 tấn trong 5 tháng, tăng mạnh 19,8% so với cùng kỳ. Thị phần hồ tiêu của Việt Nam tại Mỹ theo đó tăng lên mức 75% so với 64% của 5 tháng năm ngoái.

Trái lại, Mỹ giảm 9,5% lượng tiêu nhập khẩu từ Ấn Độ (đạt 2.800 tấn), giảm 44% từ Brazil (đạt 2.595 tấn) và từ Indonesia giảm 33,5% (đạt 2.408 tấn).

Diễn biến này cho thấy hồ tiêu của Việt Nam ngày càng được các nhà nhập khẩu Mỹ ưa chuộng và có lợi thế cạnh tranh cao so với các nhà cung cấp khác.

Tuy nhiên, lạm phát tăng cao tại Mỹ đang đe dọa triển vọng về kinh tế cũng như nhu cầu tại thị trường tiêu thụ hồ tiêu số một thế giới này.

Theo Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của nước này tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức cao nhất của lạm phát tại Mỹ trong hơn 40 năm qua và cao hơn nhiều so với mức tăng 8,6% ghi nhận trong tháng 5.

Với diễn biến này Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có khả năng sẽ sớm tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát.

HÀ MY