TikTok phủ nhận tin bán mảng kinh doanh với giá 20 tỉ USD cho Triller

TikTok phủ nhận việc sẽ ngồi vào bàn đàm phán với Triller, sau khi truyền thông đưa tin doanh nghiệp Mỹ này sẽ bỏ ra 20 tỉ USD để mua lại hoạt động của nền tảng video lớn nhất thế giới tại Mỹ, Ấn Độ, Úc và New Zealand.

“Chúng tôi không và sẽ không đàm phán với họ,” người đứng đầu bộ phận truyền thông của TikTok Josh Gartner nói với Forbes. 

Đầu ngày 31/8, chủ tịch nền tảng video ngắn Triller - Bobby Sarnevesht tuyên bố công ty ông đã tham gia đấu thầu để mua lại mảng kinh doanh TikTok từ ByteDance. “Chúng tôi xác nhận chủ tịch công ty và mọi người đều hào hứng và ByteDance đã biết tin này. Chúng tôi đã có sự tương tác với nhau,” Sarnevesht nói trên CNBC.

Hôm 29/8, Bloomberg cho biết Triller đã bắt tay với công ty đầu tư Anh Centricus để tham gia mua lại TikTok tại Mỹ, Úc, New Zealand và Ấn Độ - nơi đã ban hành lệnh cấm TikTok.

 Hạn chót để TikTok bán lại mảng kinh doanh tại Mỹ sẽ đến vào ngày 12/11. Ảnh: Getty Images. 
 Hạn chót để TikTok bán lại mảng kinh doanh tại Mỹ sẽ đến vào ngày 12/11. Ảnh: Getty Images. 

Tuy vậy ByteDance lại tuyên bố trên Reuters rằng công ty không hề hay biết về thương vụ của Triller và Centricus. “Công ty chưa từng trò chuyện với họ và không biết gì về điều này,” ByteDance nói. 

Vài ngày sau khi ban hành lệnh yêu cầu ByteDance rút khỏi Mỹ, tổng thống Donald Trump đã lập một tài khoản chính chủ trên Triller. Tài khoản của ông hiện có hơn 950.000 người theo dõi. 

Vào tháng 7, Triller đã kiện TikTok, cáo buộc ứng dụng thuộc sở hữu của ByteDance vi phạm bằng sáng chế của mình để ghép nhiều video nhạc với một bản âm thanh duy nhất.

Chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa là đến thời hạn cuối cùng của chính quyền Trump vào ngày 12/11 để TikTok bán các hoạt động tại Mỹ của mình, Oracle đang cạnh tranh với một cuộc thầu chung từ Microsoft và Walmart để mua lại ứng dụng sau khi Nhà Trắng đe dọa sẽ cấm cửa TikTok vì nền tảng này có thể chia sẻ thông tin nhạy cảm của người dùng cho chính phủ Trung Quốc, dù TikTok đã chối bỏ cáo buộc này. 

Tuy nhiên, kế hoạch có thể bị hạn chế bởi quyết định của chính phủ Trung Quốc đã cập nhật các quy tắc kiểm soát xuất khẩu của mình để kết hợp công nghệ có thể bao gồm TikTok, một tuyên bố sau đó được khẳng định lại bằng bài bình luận đăng trên Tân Hoa Xã hôm 29/8.

Quốc gia tỉ dân vừa thêm các công cụ “đề xuất nội dung được cá nhân hoá” vào danh sách kiểm soát các sản phẩm và dịch vụ xuất khẩu của mình. Dù Bắc Kinh không nêu rõ, có thể thấy tính năng chính của TikTok đã rơi vào danh sách trên. 

Giữa tin tức về việc TikTok sắp được bán tại Mỹ, Giám đốc điều hành người Mỹ Kevin Mayer của đã tuyên bố rời khỏi công ty vào hôm 27/8 vừa qua, chỉ vài tháng sau khi đảm nhận vai trò này. Mayer được cho là đã không lường trước được mức độ mà TikTok sẽ tham gia vào căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ khi ông tiếp quản vào tháng 6.

40% người Mỹ ủng hộ quyết định cấm TikTok của tổng thống Trump

Theo Forbes, 40% người Mỹ ủng hộ quyết định cấm TikTok của tổng thống Donald Trump trừ khi TikTok được bán cho một công ty Mỹ, một cuộc thăm dò quốc gia của Reuters-Ipsos cho thấy, vài ngày sau khi Trung Quốc ban hành các hạn chế xuất khẩu mới có thể ngăn cản việc bán nền tảng đang diễn ra.

Cuộc thăm dò đã khảo sát 1.349 người lớn được hỏi trên khắp Mỹ và có kết quả 40% ủng hộ động thái của tổng thống Trump, 30% người được hỏi phản đối và 30% còn lại nói rằng họ không biết theo phía nào.

Trong số những người theo Đảng Cộng hòa, 69% ủng hộ nhưng chỉ 32% nói rằng họ quen thuộc với ứng dụng này, trong khi 21% thành viên Dân chủ bày tỏ sự ủng hộ đối với quyết định này với 46%.

NGỌC CHÂU

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương