Tín dụng tăng 7,15%, hơn 2 triệu tỷ dư nợ tín dụng bất động sản

Tín dụng tăng 7,15%, số liệu "nóng" về dư nợ tín dụng bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp.

Báo cáo của Chính phủ cho biết, trong thời gian tới, về phía NHNN, trên cơ sở thực tiễn hoạt động thanh tra, giám sát hoạt động đầu tư trái phiếu tại các TCTD, NHNN sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng nâng cao yêu cầu, chuẩn mực quản trị của TCTD khi tham gia vào thị trường TPDN nhằm góp phần bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, hỗ trợ thị trường TPDN phát triển bền vững.

Báo cáo của Chính phủ cho biết, trong thời gian tới, về phía NHNN, trên cơ sở thực tiễn hoạt động thanh tra, giám sát hoạt động đầu tư trái phiếu tại các TCTD, NHNN sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng nâng cao yêu cầu, chuẩn mực quản trị của TCTD khi tham gia vào thị trường TPDN nhằm góp phần bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, hỗ trợ thị trường TPDN phát triển bền vững.

Về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của TCTD, Chính phủ báo cáo, trong thời gian qua, để đảm bảo an toàn hoạt động các tổ chức tín dụng (TCTD) và hỗ trợ thị trường TPDN phát triển bền vững, NHNN kiểm soát chặt chẽ việc TCTD mua, bán TPDN tương tự như hình thức cấp tín dụng khác, ban hành các quy định về hoạt động mua, bán TPDN của TCTD, quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, thường xuyên thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động đầu tư TPDN của TCTD...

Đến cuối tháng 3/2022, tổng số dư đầu tư TPDN là 326,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19,0% so với cuối năm 2021 (chiếm tỷ trọng 2,95% tổng dư nợ tín dụng). Trong đó, đầu tư TPDN với mục đích xây dựng, kinh doanh BĐS là 124,8 nghìn tỷ đồng, tăng 29,15% so với cuối năm 2021, chiếm tỷ trọng 38,2% trong tổng số dư đầu tư TPDN. Tổng số dư đầu tư TPDN với mục đích tăng quy mô vốn của doanh nghiệp phát hành đến cuối tháng 3/2022 là 101,5 nghìn tỷ đồng (tăng 7,18% so với cuối tháng 12/2021), chiếm 31,6% trong tổng số dư đầu tư TPDN của toàn hệ thống.

Về "Tỷ lệ tín dụng bất động sản (BĐS) hiện nay", báo cáo khẳng định trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, đặc biệt là kinh doanh BĐS, khuyến khích tập trung nguồn vốn vào phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, đáp ứng nhu cầu thực của người dân.

Dòng vốn vào thị trường BĐS gồm nhiều nguồn: vốn chủ đầu tư, vốn của người mua nhà, vốn tín dụng ngân hàng, vốn ngân sách nhà nước, vốn FDI,...

Trong đó, riêng về kênh cung ứng vốn từ tín dụng ngân hàng trong nước, trong những năm qua, dư nợ tín dụng BĐS luôn có sự tăng trưởng nhưng mức tăng đã giảm (từ 26,76% năm 2018 xuống 15,37% năm 2021); tỷ trọng khoảng 19-20% tổng dư nợ nền kinh tế.

Đồng thời, tỷ trọng dư nợ tín dụng phục vụ mục đích tiêu dùng, tự sử dụng BĐS cao hơn mục đích kinh doanh BĐS. Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng đối với phân khúc nhà ở luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 60% dư nợ tín dụng BĐS) cho thấy ngành Ngân hàng tập trung nguồn vốn cho vay đáp ứng nhu cầu thiết yếu về nhà ở của người dân.

Cụ thể, đến thời điểm 31/3/2022, dư nợ tín dụng bất động sản là 2.240.166 tỷ đồng, tăng 7,87% so với 31/12/2021, chiếm tỷ trọng 20,23% tổng dư nợ tín dụng chung; trong đó, dư nợ tín dụng tiêu dùng/tự sử dụng tăng 7,75%, chiếm tỷ trọng 65,01% dư nợ tín dụng lĩnh vực BĐS, dư nợ tín dụng kinh doanh BĐS tăng 8,1%, chiếm tỷ trọng 34,99%.

Số liệu mới nhất được đề cập trong báo cáo gửi tới Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 3 cho thấy, thị trường tài chính - tiền tệ cơ bản ổn định, đến ngày 11/5/2022, tín dụng tăng 7,15% so với cuối năm 2021 và tăng 17,01% so với cùng kỳ năm 2021. Tại thời điểm cuối tháng 12/2021, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt gần 10,45 triệu tỷ đồng. Như vậy, với mức tăng trưởng 7,15% tương đương gần 750 nghìn tỷ đồng tín dụng đã được rót thêm vào nền kinh tế trong hơn 4 tháng đầu năm nay.

Tổng Hợp