Trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ có mức độ rủi ro cao hơn nhiều trái phiếu phát hành ra công chúng

Tỷ lệ sai phạm lớn như vậy khiến nhiều người đặt câu hỏi, nếu kiểm tra nhiều hơn, thực tế sẽ đến đâu và đơn vị nào có chức năng và chịu trách nhiệm giám sát trái phiếu riêng lẻ doanh nghiệp, thị trường có tổng dư nợ lên tới gần 1,5 triệu tỷ đồng? Trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ có mức độ rủi ro cao hơn nhiều trái phiếu phát hành ra công chúng...

Với tổ chức phát hành, tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu, đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành, Nghị định 153/2020/NĐ-CP chỉ quy định chung chung: phải tuân thủ quy định của pháp luật chứng khoán và nghị định này, nếu có vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.

Thực tế, các đợt kiểm tra nói trên cho thấy, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện kiểm tra các công ty chứng khoán căn cứ vào quy định tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP. Cụ thể, với Công ty cổ phần Tập đoàn Apec Group, Công ty cổ phần Tập đoàn VsetGroup, việc kiểm tra được thực hiện do 2 doanh nghiệp này phát hành trái phiếu ra công chúng thuộc chức năng giám sát của Ủy ban; 4 doanh nghiệp gồm Công ty cổ phần Công trình giao thông Đồng Nai, Công ty cổ phần Tân Phú Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Danh Khôi, Công ty cổ phần Bất động sản và Đầu tư VRC bị lộ vi phạm qua các đợt kiểm tra, giám sát công ty đại chúng, công ty niêm yết định kỳ theo chức năng của Ủy ban.

Hai doanh nghiệp gồm Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển bất động sản Seaside Homes, không phải là công ty đại chúng hoặc tổ chức niêm yết, được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kiểm tra theo chỉ đạo của Bộ Tài chính.

Chiếu theo Nghị định 153/2020/NĐ-CP, các doanh nghiệp chưa phải là công ty đại chúng, công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành trái phiếu riêng lẻ không thuộc đối tượng giám sát, kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Đề cập đến việc giám sát, kiểm tra tính tuân thủ các quy định về phát hành trái phiếu riêng lẻ, có ý kiến cho rằng, phải thuộc trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, vì trái phiếu doanh nghiệp là một loại chứng khoán. Còn người soi kĩ Nghị định 153/2020/NĐ-CP thì cho rằng, Ủy ban chỉ có quyền “ăn theo”, tức là kiểm tra, giám sát công ty chứng khoán, công ty đại chúng, doanh nghiệp niêm yết theo thẩm quyền, nếu “nhân tiện” phát hiện vi phạm về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thì xem xét, xử lý vi phạm.

Thông tin ông Lê Công Điền, Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chia sẻ tại buổi họp báo của Bộ Tài chính giới thiệu Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 153/2020/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu riêng lẻ khiến nhiều nhà đầu tư giật mình. Qua kiểm tra 21 công ty chứng khoán, có 6 công ty vi phạm quy định liên quan đến việc cung cấp dịch vụ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là Chứng khoán Quốc tế Việt Nam, Chứng khoán Thành Công, Chứng khoán Tiên Phong, Chứng khoán Everest, Chứng khoán KIS Việt Nam và Chứng khoán An Bình.

Đối với doanh nghiệp, qua thanh, kiểm tra 9 tổ chức phát hành thì có 8 tổ chức vi phạm, bao gồm Công ty cổ phần Tập đoàn Apec Group, Công ty cổ phần Tập đoàn VsetGroup, Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển bất động sản Seaside Homes, Công ty cổ phần Công trình giao thông Đồng Nai, Công ty cổ phần Tân Phú Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Danh Khôi, Công ty cổ phần Bất động sản và Đầu tư VRC.

Tỷ lệ sai phạm lớn như vậy khiến nhiều người đặt câu hỏi, nếu kiểm tra nhiều hơn, thực tế sẽ đến đâu và đơn vị nào có chức năng và chịu trách nhiệm giám sát trái phiếu riêng lẻ doanh nghiệp, thị trường có tổng dư nợ lên tới gần 1,5 triệu tỷ đồng?

Theo Điều 35, Nghị định 153/2020/NĐ-CP, tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán (các công ty chứng khoán - PV) chịu sự quản lý, giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Điều này được hiểu là cơ quan này có quyền vào giám sát, kiểm tra tính tuân thủ của các công ty chứng khoán.

Tổng Hợp