Trào lưu review sản phẩm thời trang bằng cách thô bạo trên TikTok

Những video review theo cách thô bạo thuộc về quyền cá nhân nhưng chúng không tạo ra giá trị bền vững cho cộng đồng

Thời gian vừa qua, trên mạng xã hội TikTok bất ngờ nổi lên trào lưu "hành hạ" thời trang như vứt, chà xát giày hay xé áo để quay video review kiểm chứng chất lượng sản phẩm. Một số người còn công khai đăng bán hàng nhái và tự so sánh với thiết kế thật.

Dù nhận được góp ý nhưng TikToker lại chỉ cảm ơn vì đã góp phần giúp lượt xem tăng vọt. Thậm chí, một số người còn thản nhiên nói chỉ làm cho vui.

Trào lưu review sản phẩm thời trang bằng cách thô bạo trên TikTok

MT Nguyen - founder MT-N Production, người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thời trang - chia sẻ với Zing dù là quyền cá nhân nhưng chúng không tạo ra giá trị bền vững cho cộng đồng và ngành thời trang nói chung bởi hướng truyền tải không tích cực.Một video có ích trước tiên phải review đúng sự thật. Khi một người nhận mình là reviewer họ phải đánh giá được chất lượng sản phẩm, liên quan đến chất liệu. Cần có trải nghiệm cá nhân qua quá trình dùng sản phẩm rồi mới đưa ra kết luận.

Nhiều người cho rằng họ không còn niềm tin với việc xem review đồ. Thay vào đó, họ chuyển sang xem những nội dung thiết thực hơn như mẹo phối đồ để trông gầy, cao ráo hơn, cách mặc giúp che bắp tay to, chọn bra cho từng kiểu áo…

Ngoài việc công khai bán hàng nhái, một số TikToker khuyên người xem nên mua chiếc túi xách hay đôi giày có thiết kế tương tự thương hiệu lớn, vì nó có giá rẻ hơn và hợp xu hướng. Theo The Drum, TikTok đã có tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp thời trang nhanh, ảnh hưởng đến môi trường.

Các TikToker đăng bài về các mặt hàng mới mỗi ngày dẫn đến chu kỳ mua liên tục. Bởi họ đánh vào tâm lý số đông thường thích những thứ mới và sành điệu nhất. Khi không ngừng theo đuổi những điều tốt nhất, họ thường bỏ mặc xu hướng của tuần trước.

Gen Z và Millennials là những người dùng ứng dụng TikTok nhiều nhất. Nhóm tuổi này thường không có khả năng để mua những sản phẩm cao cấp. Vì vậy, họ dễ dàng sa vào “bẫy” quảng bá giá rẻ và rơi vào vòng quay mua sắm không ngừng. 

“Sản phẩm quần áo hiếm khi tồn tại lâu. Thông thường, chúng chết đi sau một vài tháng và cuối cùng trở thành chất thải”, The Drum bình luận.

Thanh Mai

Thu giữ hàng nghìn chiếc bánh Trung thu không có nguồn gốc xuất xứ

Thu giữ hàng nghìn chiếc bánh Trung thu không có nguồn gốc xuất xứ

Tổ công tác Đội 4 Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, và Đội QLTT số 13 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) phát hiện các cơ sở kinh doanh bánh Trung thu trôi nổi không rõ nguồn gốc, xuất xứ, có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.