Trẻ tự kỷ chơi 1 giờ với bố mẹ tốt hơn 5 giờ với chuyên gia

Cha mẹ chính là người cứu con mình khỏi chứng tự kỷ tốt nhất.

Vụ việc một trung tâm đào tạo trẻ tự kỷ thành kỷ lục gia ở Bắc Ninh mới đây bị tố "khiến trẻ tự kỷ thân tàn ma dại" gây làn sóng phẫn nộ trong dư luận cả nước, nhất là những bậc cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỷ.  Tuy nhiên, nhiều bậc ca mẹ có con bị tự kỷ vẫn chưa biết rằng, họ chính là người cứu con mình khỏi chứng  tự kỷ hiệu quả nhất. Bởi nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ tự kỷ chơi 1 giờ với bố mẹ tốt hơn 5 giờ với chuyên gia!

GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec, cho biết: Tự kỷ hiện nay đã trở thành vấn đề toàn cầu. Theo thống kê, ở nước ta ước tính có gần 1 triệu trẻ tự kỷ, đồng nghĩa là 2 triệu bố mẹ, 4 triệu ông bà, 1 triệu anh/chị/em bị tác động trực tiếp. Như vậy, có gần 8 triệu người ảnh hưởng trực tiếp - đó là vấn đề rất lớn nhưng chưa được quan tâm đúng mực.

Cha mẹ “bỏ bê” cũng có thể khiến con mắc hội chứng tự kỷ.
Cha mẹ “bỏ bê” cũng có thể khiến con mắc hội chứng tự kỷ.

Cha mẹ “bỏ bê” khiến con tự kỷ

Nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ chưa được biết đến trong hầu hết các trường hợp, nhưng bao gồm yếu tố di truyền và yếu tố môi trường.

Yếu tố môi trường được nhắc đến ở đây, có một phần là sự chăm sóc của cha mẹ. Nhiều trường hợp trẻ em sinh ra rất bình thường, khỏe mạnh nhưng trong quá trình chăm sóc, nuôi nấng lại thiếu sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ, khiến bé cảm thấy cô độc, buồn phiền. Tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài là nguyên nhân gây nên chứng tự kỷ ở trẻ. Chính vì vậy hãy quan tâm, chăm sóc trẻ chu đáo để trẻ có thể phát triển bình thường như những bạn cùng trang lứa.

Suốt một năm đưa con thăm khám các phòng khám tâm lý, chị Hằng (Q.2, TP.HCM) mới thấm thía lỗi lầm của mình. Trong thời gian chồng công tác 2 năm ở nước ngoài, lo điều hành công việc kinh doanh nên chị đã phó mặc việc dạy dỗ bé đầu lòng cho người giúp việc. Chị Hằng chia sẻ: “Do giúp việc chỉ cho cháu xem phim hoạt hình nhiều quá nên cháu có hành vi giống như các nhân vật trong phim. Năm nay đã 4 tuổi rồi mà cháu vẫn chưa nói sõi, chậm phát triển so với bạn bè cùng trang lứa”.

Có nhiều cha mẹ cả ngày đi làm về muộn còn không kịp thấy mặt con.
Có nhiều cha mẹ cả ngày đi làm về muộn còn không kịp thấy mặt con.

Theo các chuyên gia, cha mẹ cần hạn chế cho trẻ xem tivi, máy vi tính, điện thoại thông minh… ngoài ra cần phải tăng cường nói chuyện và chơi với trẻ, cho con tiếp xúc với môi trường tự nhiên, ngay cả ông bà cũng không thể thay thế.

Điều trị cho trẻ tự kỷ, vai trò của cha mẹ lại càng quan trọng 

Từ trước đến nay, nhiều gia đình khi xác định con mắc tự kỷ thì phó mặc cho các trung tâm, cơ sở điều trị vì nghĩ rằng những nơi này có chuyên môn mà không biết rằng như thế chưa đủ, cha mẹ chính là người cứu con mình ra khỏi chứng tự kỷ tốt nhất. 

Cùng ý kiến trên, GS.TS Nguyễn Thanh Liêm cũng chia sẻ trong buổi ra mắt seri “Sách cho trẻ tự kỷ” do mình chủ biên: "Cha mẹ đóng vai trò rất lớn đối với trẻ tự kỷ, là người quyết định trong sự tiến bộ của trẻ tự kỷ. Giáo viên chỉ can thiệp được 1-2 giờ/ngày, còn 14-15 giờ trong ngày phải do chính bố mẹ".

Để giúp cho đứa con tự kỷ bình phục thì cha mẹ không chỉ cần cho con ăn, lo cho mặc, mà bắt buộc phải là giáo viên, là nhà trị liệu, bởi lẽ đứa trẻ này rất cần một sự chăm sóc đặc biệt, một sự thấu cảm, một sự can thiệp tích cực, lâu dài. 

Cha mẹ trẻ phải dạy trẻ mọi nơi mọi lúc, dạy ít nhất là trên 3 giờ mỗi ngày.
Cha mẹ trẻ phải dạy trẻ mọi nơi mọi lúc, dạy ít nhất là trên 3 giờ mỗi ngày.

Dù trẻ có đi học ở đâu thì cha mẹ phải tích cực tham gia dạy trẻ. Cha mẹ đóng vai trò quyết định tới sự tiến bộ của trẻ vì cha mẹ là người hiểu trẻ nhất, có thời gian bên trẻ nhiều nhất nên dạy trẻ được nhiều. Do vậy cha mẹ phải được tư vấn cách dạy trẻ, sau đó tiếp tục phải tự học hỏi tìm tòi, đọc tài liệu, chia sẻ kinh nghiệm với giáo viên và với những phụ huynh khác để tìm cách dạy con phù hợp.

Một số cha mẹ còn cho là dạy trẻ tự kỷ thì chỉ đơn thuần là dạy trẻ biết nói, nhưng quan niệm như vậy là chưa đúng, mà phải dạy trẻ cả về hành vi và tương tác xã hội. Cha mẹ  phải dạy trẻ mọi nơi mọi lúc, dạy ít nhất 3 giờ mỗi ngày.

Hạn chế cho trẻ xem tivi, không cho chơi điện tử, phải thường xuyên nói chuyện với trẻ, gọi tên nhìn vào mắt trẻ. Dạy trẻ các cử chỉ giao tiếp, dạy trẻ hiểu lời, dạy phát âm, dạy nói. Cho trẻ chơi cùng trẻ khác. Sử dụng đồ chơi bằng nhiều cách khác nhau, chơi từng thứ một, chơi lần lượt và luân phiên (ví dụ cùng chơi đẩy quả bóng, đẩy ô tô, chơi xếp hình).

Thái độ của bố mẹ các em sẽ quyết định tới sự tiến bộ của trẻ tự kỷ. 
Thái độ của bố mẹ các em sẽ quyết định tới sự tiến bộ của trẻ tự kỷ. 

Luôn khuyến khích khen ngợi trẻ. Dạy trẻ những kỹ năng tự lập như tự xúc ăn, mặc quần áo, rửa tay, đi vệ sinh... Áp dụng các phương pháp điều hòa đa giác quan để tập luyện cho trẻ. Nếu thấy trẻ đáp ứng phù hợp thích nghi với thực tại chứng tỏ việc dạy trẻ có kết quả tốt.

Đặc biệt, ở các vùng nông thôn, những mặc cảm, sự sỹ diện với họ hàng, làng xóm đã khiến không ít các gia đình giấu diếm việc con em mắc chứng tự kỷ, vẫn cho các em đến trường học với các bạn bình thường mà không phải các trường chuyên biệt. Điều đó dẫn tới, các em không những không tiến bộ mà sẽ trở nên thụt lùi về các kỹ năng tương tác.

AN LY (t/h)

Đời đẹp hơn từ hành trình chinh phục America's Got Talent 2019 của chàng trai tự kỷ-khiếm thị

Đời đẹp hơn từ hành trình chinh phục America's Got Talent 2019 của chàng trai tự kỷ-khiếm thị

Kodi Lee, chàng trai 22 tuổi mắc chứng tự kỷ - khiếm thị. Từ lần xuất hiện đầu tiên, anh đã làm hàng triệu người phải khóc.