Từ 2020 chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên xe sẽ bị phạt gấp đôi

Hàng loạt các quy định xử phạm vi phạm hành chính khi vi phạm giao thông cùng với việc sang tên xe có trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP nêu rõ, mức phạt sẽ tăng gấp đôi nếu chủ xe không làm thủ tục sang tên đổi chủ. Số tiền phạt cho quy định này là 2 - 4 triệu đối với các loại ô tô, tổ chức vi phạm sẽ bị phạt từ 4 - 8 triệu đồng.

Đối với chủ xe máy, việc không làm thủ tục đăng ký sang tên xe bị phạt từ 400 - 600.000 đồng (trước đây là 100 - 200.000 đồng); Trường hợp chủ xe là tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng (trước đây từ 200.000 - 400.000 đồng).

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định rõ, các phương tiện chưa làm thủ tục đăng ký xe hoặc đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tải sản thì cá nhân, tổ chức đã mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện.

Khi sang tên chủ phương tiện cần có các giấy tờ sau: Bản khai đăng ký sang tên, di chuyển xe có cam kết của người đang sử dụng xe, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đó thường trú; Chứng từ nộp lệ phí trước bạ xe; Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng; Giấy chứng nhận đăng ký xe.

Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe…

Người điều khiển xe vi phạm Luật An toàn giao thông ngoài việc bị xử phạt hành chính còn có thể bị tạm giữ phương tiện, đặc biệt là đối với xe không chính chủ số tiền sẽ lên đến 8 triệu đồng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng đưa ra các quy định mới về việc tạm giữ phương tiện giao thông. Theo điều 82, phương tiện có thể bị tạm giữ để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm giao thông. Thời gian tạm giữ tối đa là 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Ngoài ra còn có một số vi phạm phổ biến bị tạm giữ xe như:

- Đối với xe đạp:

Điều khiển xe trên đường có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở; Điều khiển xe trên đường có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam - 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam - 0,4 miligam/1 lít khí thở…

- Đối với xe máy:

Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc; Điều khiển xe mà trong máu, hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở; Điều khiển xe mà nồng độ cồn; Vượt quá 50 miligam - 80 miligam/100 mililít máu; Dùng chân điều khiển xe; Ngồi về một bên điều khiển xe; Nằm trên yên xe điều khiển xe…

- Đối với xe ô tô:

Điều khiển xe mà trong máu, hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá: 50 miligam/100 mililít máu; 0,25 miligam/1 lít khí thở; Đi ngược chiều trên đường cao tốc; Lùi xe trên đường cao tốc;  Điều khiển xe mà nồng độ cồn vượt quá 50 miligam - 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam - 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, chất ma túy của người thi hành công vụ; Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có ma túy; Không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng…

Thanh Mai

Từ 1/1/2020,  cấm toàn bộ hành vi điều khiển phương tiện giao thông khi sử dụng rượu bia

Từ 1/1/2020, cấm toàn bộ hành vi điều khiển phương tiện giao thông khi sử dụng rượu bia

Theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, không chỉ xe ô tô mà người điều khiển các phương tiện khác cũng bị cấm không được dùng rượu bia.