Liên Hợp Quốc cho biết tình hình bạo lực này càng nghiêm trọng hơn do Covid-19, nói rằng bạo lực gia đình như một “bóng ma đại dịch”. Nhiều nơi trên thế giới đã nhìn nhận lại tình hình bạo lực với phụ nữ.
Tại Trung Quốc, các nhà hoạt động nói rằng các chiến dịch nâng cao nhận thức trở nên khó khăn hơn, đặc biệt trong thời kỳ giãn cách xã hội.
Lu Pin, nhà hoạt động nữ quyền đã rời Trung Quốc năm 2015 và tới New York, nói: "Nhiều người giận giữ về những gì xảy ra ở Đường Sơn và đồng cảm với những nạn nhân bị bạo hành, nhưng để thay đổi tình hình, chúng ta phải giải quyết vấn đề mang tính hệ thống ở Trung Quốc.
Vụ bạo lực ở Đường Sơn tuần trước gây xôn xao mạng xã hội. Ảnh: Reuters. |
Luật chống bạo lực gia đình tại Trung Quốc đã có từ năm 2016. Tuy vậy, một số nạn nhân ban đầu sẽ coi bạo lực với phụ nữ như một phần của cuộc sống gia đình.
Trong nhiều năm, các bình luận trực tuyến và video về cảnh bạo lực với phụ nữ đã ngập tràn không gian mạng của Trung Quốc. Khi đưa việc này lên mạng xã hội, nhiều người cho rằng nạn nhân là người gây hấn trước.
Nhiều người cho rằng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc là “tác nhân lớn nhất” trong việc để người dùng chia sẻ thông tin sai lệch.
Sau vụ bạo hành phụ nữ ở Đường Sơn, truyền thông nhà nước Trung Quốc tuần này lên án các công ty vận hành mạng xã hội đã cho phép lan truyền hành vi bạo lực.
"Việc biến các vấn đề nghiêm trọng thành giải trí đã đi ngược lại trật tự công cộng và lương tâm xã hội, và nó có thể gửi thông điệp tiêu cực đến công chúng - đặc biệt là trẻ vị thành niên”, Legal Daily - tờ báo do chính phủ quản lý - cho biết, kêu gọi các nền tảng mạng xã hội và người sáng tạo nội dung cần lưu ý trách nhiệm với công chúng.
Mua bán bất động sản “hai giá” nhằm lách thuế khó kiểm soát