Việc tái đàn của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đang gặp khó khăn

Năm 2019, do ảnh hưởng dịch tả lợn châu Phi, dẫn đến việc tái đàn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và Hưng Yên đang gặp khó khăn.

Thiếu vốn

Thực hiện chủ trương tái đàn sau khi công bố hết dịch tả lợn châu Phi, hiện Hải Phòng đang có 1.998 cơ sở chăn nuôi lợn tái đàn với quy mô khoảng 66.331 con, trong đó, số cơ sở chăn nuôi có dịch tái đàn sau 30 ngày là 711 cơ sở với quy mô tái đàn 26.060 con.

Tuy nhiên, việc tái đàn hiện tại phát triển mạnh chủ yếu ở các trang trại và gia trại, còn các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ diễn ra chậm và gặp nhiều khó khăn.

Theo đó, giá lợn giống hiện tại rất cao, từ 2-3 triệu/con khiến người dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận mặt khác các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm đến 50% tổng đàn trước dịch hiện nay vấn đề đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học rất kém. Do đó việc tái đàn rất nan giải, theo Báo Hải Phòng.

Việc tái đàn của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đang gặp khó khăn

Giá lợn giống lại rất cao, điều kiện an toàn sinh học trong chăn nuôi theo hướng dẫn của Bộ thì không đảm bảo điều kiện tái đàn. Cụ thể, với gia trại chăn nuôi lớn thì không đáng lo. Các hộ dưới 50 con... việc kiểm soát người ra, vào chưa tốt, vệ sinh tiêu độc khử trùng chẳng đâu vào đâu. Không tâm huyết, không phải nghề, không chuyên nghiệp.

Mặt khác, kinh phí để tái đầu tư của người dân không đủ, dù đã được nhà nước hỗ trợ một phần nhưng vẫn tương đối khó khăn. Hơn nữa dịch kéo dài đến 9 tháng, nhiều hộ chăn nuôi hoặc là chuyển đổi sang chăn nuôi gia cầm hoặc là bỏ không chăn nuôi nữa. Do đó việc tái đàn diễn ra chậm.

Còn tại huyện Cẩm Khê, tổng đàn lợn nơi đây hiện có 40.175 con, giảm hơn 50% so với đầu năm 2019, số hộ chăn nuôi cũng giảm tới 60%. Năm 2019, toàn huyện phải tiêu hủy 2.034 con lợn của 213 hộ ở 13 xã, thị trấn, đã chi trả số tiền hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi gần 1 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đối với người chăn nuôi, nhất là các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ thiếu vốn là vấn đề đáng quan tâm nhất, bởi họ đã bị kiệt quệ về tài chính, thậm chí vẫn đang còn nợ ngân hàng chưa thể trả được do bị thiệt hại nặng nề vì dịch tả heo châu Phi.

Phương án giải quyết

Để tháo gỡ vấn đề này, Hà Nội sẽ hỗ trợ 30% kinh phí mua lợn nái, mức hỗ trợ không quá 5 triệu đồng/con (số lượng 5.000 con); hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng cho các cơ sở chăn nuôi tái đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn châu Phi với mức 100% lãi suất tiền vay đối với tổ chức, cá nhân trong thời gian 6 tháng.

Theo chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi lợn tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học. Đồng thời khuyến cáo phát triển các loại vật nuôi khác như gà, vịt, bò thịt... chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đa dạng của người dân và bù đắp một phần thiếu hụt thịt lợn.

Đối với các hộ, các trang trại chăn nuôi lợn nái, lợn thịt, tiếp tục giữ vững và phát triển thêm để tăng đàn nái; thực hiện việc phối giống với các giống cao sản để tạo ra con lai có chất lượng và năng suất cao; cung ứng lợn giống có chất lượng và an toàn dịch bệnh cho người chăn nuôi để thực hiện vệc tái đàn, tăng đàn lợn.

Các phòng, ban chuyên môn, các xã, thị trấn từ huyện đến cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng thông qua hệ thống truyền thanh về các biện pháp chăn nuôi, tránh tình trạng đầu cơ, găm hàng, đẩy giá lợn tăng cao quá mức; góp phần ổn định sản xuất, tạo sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện, theo Nông Nghiệp.

PV (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương