Vốn hóa ODA là gì?
Vốn ODA là nguồn tiền mà chính phủ, các cơ quan chính thức các nước hoặc các tổ chức phi chính phủ, quốc tế cho các nước đang và kém phát triển vay để phát triển kinh tế - xã hội.
+ Gọi nó là Hỗ trợ vì các khoản đầu tư này thông thường là các khoản cho vay không có lãi suất hoặc lãi suất tương đối thấp với thời hạn vay cũng khá dài.
+ Gọi nó là phát triển vì mục tiêu trên danh nghĩa của các khoản đầu tư này là dùng để phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi tại nước nhận được đầu tư.
+ Gọi nó là chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay.
Diễn đạt theo cách khác thì vốn ODA là nguồn tiền mà chính phủ, các cơ quan chính thức của các nước hay các tổ chức phi chính phủ, quốc tế cho các nước đang phát triển hay kém phát triển vay dùng để phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam chính là một nước nhận nhiều nguồn viện trợ ODA từ các quốc gia đang phát triển, nhiều nhất là từ Nhật Bản.
Đặc điểm của nguồn vốn ODA
+ Là nguồn vốn hợp tác phát triển
ODA được xem là một hình thức hợp tác phát triển giữa chính phủ các nước phát triển, giữa tổ chức tài chính quốc tế với các nước đang hoặc chậm phát triển.
Bên cạnh việc cho vay ưu đãi, bên viện trợ còn thực hiện việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp hàng hóa và dịch vụ khác. Bên nhận viện trợ có trách nhiệm sử dụng nguồn vốn đúng mục đích để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.
+ Là nguồn vốn có nhiều ưu đãi
Với mục tiêu hỗ trợ các quốc gia đang/ chậm phát triển nên các khoản vay ODA thường có mức lãi suất rất thấp. Cùng với đó là thời hạn vay thường trên 30 năm, thời gian ân hạn tương đối dài…
+ Kèm theo một số điều kiện ràng buộc
Các nước nhận viện trợ sẽ phải chấp nhận một số điều kiện ràng buộc từ các quốc gia, tổ chức hỗ trợ vốn ODA. Đó có thể là điều kiện chính trị, kinh tế hay khu vực địa lý.
Ưu điểm và nhược điểm của ODA
+ Ưu điểm
- Nguồn vốn ODA hỗ trợ phát triển được cơ sở hạ tầng, phát triển trong giáo dục, giúp cho kinh tế nước nhà phát triển.
- Lãi suất khá thấp (thường là dưới 3%, trung bình từ 1-2%/năm).
- Thời gian cho vay khá dài ( trong khoảng 25-40 năm mới cần phải hoàn trả và thời gian ân hạn thương từ 8-10 năm).
- Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không cần phải hoàn lại, thấp nhất là khoản 25% của tổng số vốn ODA.
+ Nhược điểm
- Các nước giàu khi tiến hành viện trợ ODA đều đi kèm với những lợi ích và chiến lược như việc mở rộng thị trường mở rộng hợp tác có lợi cho chính họ, đảm bảo được mục tiêu về an ninh quốc phòng hoặc đeo đuổi mục tiêu chính trị…
- Nước tiếp nhận vốn ODA cũng được yêu cầu phải từng bước mở cửa thị trường để bảo hộ cho những danh mục hàng hóa mới của nước tài trợ ODA; yêu cầu cần có những ưu đãi đối với nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ được đầu tư vào những lĩnh vực bị hạn chế, khả năng sinh lợi nhuận cao.
- Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp đến những nước nghèo cũng thường đi kèm với việc mua trang thiết bị hoặc trả phí dịch vụ từ các nước này mà đôi khi không thích hợp, thậm chí là không có cần thiết đối với các nước nghèo
- Trong quá trình sử dụng vốn vay ODA, nếu phát sinh ra tình trạng tham nhũng, lãng phí, trình độ quản lý thấp hay thiếu kinh nghiệm điều hành dự án sẽ vô cùng nguy hại cho nước đi vay ODA.
- Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị dòng vốn ODA tăng lên rất là cao, đến khi tiến hành trả nợ thì giá trị ODA cũng sẽ rất lớn.
- Thông qua hình thức nhà thầu hoặc là hỗ trợ chuyên gia, của nước nhận khoản vay. Như vậy, nước cho vay sẽ được lợi ở nhiều mặt: được tiếng là nước đi viện trợ vốn ODA, các doanh nghiệp của nước cho vay cũng được lợi khi có các hoạt động tại thị trường nước đi vay, được hưởng nhiều quyền lợi về kinh tế, chính trị…
Chương trình, dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA
Theo Điều 5 Nghị định 114/2021/NĐ-CP, chương trình, dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA bao gồm:
Vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên sử dụng để:
- Thực hiện chương trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội.
- Tăng cường năng lực.
- Hỗ trợ xây dựng chính sách, thể chế và cải cách.
- Phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, cứu trợ thảm họa, phòng chống dịch bệnh.
- Thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Tăng trưởng xanh.
- Đổi mới sáng tạo.
- An sinh xã hội.
- Chuẩn bị các dự án đầu tư hoặc đồng tài trợ cho dự án sử dụng vốn vay ưu đãi nhằm làm tăng thành tố ưu đãi của khoản vay.
Vốn vay ODA được ưu tiên sử dụng cho các chương trình, dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hạ tầng kinh tế thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
Các trường hợp ưu tiên khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA của các nhà tài trợ nước ngoài theo từng thời kỳ.
(Tổng hợp)