Xung đột Nga- Ukraina: Vì sao ông Putin quyết tâm ‘hạ bệ’ ông Zelenskyy?

Ông Volodymyr Zelenskyy lên nắm quyền vào năm 2019 trong bối cảnh Ukraina – một đất nước với 45 triệu dân- đã bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng và tình trạng tham nhũng tràn lan mà không có bất kỳ kinh nghiệm chính trị nào.

Ông Volodymyr Zelenskyy vốn là diễn viên diễn viên hài sitcom trước khi được bầu làm tổng thống Ukraina.

Chính điều đó mà ông bị nhiều nhà phê bình coi là “con rối” của nhà tài phiệt Ukraina Ihor Kolomoisky mặc dù ông đã thắng cử tổng thống bằng cách giành được hơn 73% số phiếu bầu.

Sở dĩ ông được số phiếu bầu cao như vậy là do trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Zelenskyy hứa hẹn sẽ cân bằng giữa việc bảo vệ Ukraina trước sự đe dọa của Nga và duy trì mối quan hệ vừa phải với phương Tây.

Sinh ra ở thành phố công nghiệp Kryvyi Rih – một thành phố với đa số người dân nói tiếng Nga - ở miền trung Ukraina.

h_57358403.jpg
Ông Zelenskyy bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống của mình từ năm 2019.

Lời hứa cân bằng giữa Nga và phương Tây

Sinh ra trong vùng đất nói tiếng Nga là chủ yếu được xem là nền tảng để mọi người tin rằng ông sẽ thành công trong nhiệm kỳ của mình.

Thực tế là, chỉ sau một thời gian ngắn làm nguyên thủ quốc gia, ông đã sử dụng biện pháp ngoại giao để Moscow trao đổi một số nhóm tù binh chiến tranh trong cuộc chiến với các nhóm ly khai ở miền Đông đất nước.

Nhưng tình cảm của Tổng thống Nga Vladimir Putin dành cho ông Zelenskyy đã không kéo dài được bao lâu do vị tổng thống này không thay đổi chính sách đối ngoại thân phương Tây khi từ chối các mối quan hệ chặt chẽ hơn Moscow.

Năm ngoái, Nga bắt đầu đưa quân đội của mình gần biên giới Ukraina với lý do tổ chức các cuộc tập trận quân sự.

Bất chấp cảnh báo của Hoa Kỳ về kế hoạch xâm lược Ukraina của Nga, ông Zelenskyy đã cố gắng giữ bình tĩnh, đồng thời kêu gọi người dân Ukraina tránh hoảng sợ.

Song song đó, ông đã đi đến một số nước châu Âu để thương lượng về một số vấn đề như đảm bảo hỗ trợ ngoại giao, quân sự và tài chính cho Ukraina để ngăn chặn Moscow xâm lược.

Tuy nhiên, vào thứ Năm, ngày 24/2, Nga tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraina bằng đường bộ, đường không và đường biển.

Nga quyết định thay đổi chế độ ở Ukraina

Fabrice Pothier, giám đốc chiến lược tại công ty tư vấn chính trị Rasmussen Global và là cựu Giám đốc hoạch định chính sách của NATO cho rằng mục tiêu của Putin là “thay đổi chế độ” ở Ukraina.

ap_21099560250581.jpg
Ông Zelenskyy trong một chuyến thị sát ở miền Đông Ukraina.

“Rõ ràng là ông ấy muốn một sự thay đổi chế độ và chế độ mới nên - theo quan điểm của ông Putin – phù hợp với lợi ích của Nga, từ chối con đường trở thành thành viên NATO và EU, tuyên bố một số hình thức trung lập như Phần Lan", ông nói.

Phần Lan đã từ chối gia nhập Liên minh châu Âu và gia nhập NATO để tránh sự thù địch đến từ Nga.

Zelenskyy cũng tự nhận mình là "mục tiêu số một" của Nga, nhưng ông và gia đình vẫn ở lại Ukraina. “Họ muốn hủy diệt Ukraina về mặt chính trị bằng cách hạ bệ nguyên thủ quốc gia”, Tổng thống Zelenskyy nói.

Ngoài ra, vị Tổng thống 44 tuổi này cũng chỉ trích các đồng minh vì đã không bảo vệ Ukraina.

“Chúng tôi bị bỏ lại một mình”, ông nói trong một bài phát biểu trước quốc gia. “Ai đã sẵn sàng chiến đấu bên cạnh chúng ta? Tôi không thấy ai cả. Ai đã sẵn sàng để Ukraina có tư cách thành viên NATO? Mọi người đều sợ hãi”.

Người dùng mạng xã hội đã nhận thấy sự tổn thương của ông Zelenskyy và gọi ông là “một người đàn ông cô đơn nhưng đáng kính”.

NGUYỄN MINH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương