Giá dầu đã tăng vọt lên trên 90 USD/thùng trong những tuần gần đây do nguy cơ Nga tấn công Ukraine ngày càng gia tăng.
Nếu cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine khiến giá dầu tăng lên khoảng 110 USD/thùng, thì lạm phát ở Mỹ sẽ vượt quá 10% so với cùng kỳ năm ngoái, theo một phân tích mới của RSM được chia sẻ riêng với CNN.
Theo thống kê của chính phủ, nền kinh tế Mỹ đã không trải qua mức lạm phát 10% kể từ tháng 10 năm 1981.
Joe Brusuelas, nhà kinh tế trưởng tại RSM cho biết: “Chúng ta đang nói về một cú sốc ngắn hạn thực sự”.
Nga là nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới về cả dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Và cuộc khủng hoảng này xảy ra vào thời điểm thị trường năng lượng thế giới đang phải vật lộn để theo kịp nhu cầu. JPMorgan đã cảnh báo rằng, bất kỳ sự gián đoạn nào đối với dầu của Nga sẽ "dễ dàng" đưa giá dầu lên 120 USD/thùng.
"Việc sưởi ấm trong nhà và đổ xăng vào ô tô sẽ trở nên đắt đỏ hơn ngay sau cuộc tấn công (nếu có) của Nga", Brusuelas nói, đồng thời cho rằng sẽ có một "cú sốc đối với niềm tin của người tiêu dùng" và làm giảm đầu tư của doanh nghiệp.
Giá dầu Mỹ chạm 95 USD/thùng vào thứ Hai lần đầu tiên kể từ năm 2014. Nhưng dầu thô đã đảo chiều vào thứ Ba, giảm xuống dưới 92 USD/thùng do giới quan sát hy vọng c8ang thẳng giữa Nga và Ukraine giảm nhiệt.
Tỷ lệ lạm phát hiện tại - giá tiêu dùng tăng 7,5% trong tháng Giêng so với năm trước - là mức cao nhất kể từ tháng 2 năm 1982. Chi phí sinh hoạt cao đã đè nặng lên tâm lý người tiêu dùng, vốn đã giảm vào đầu tháng này xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ .
Hiệp hội thống kê của Mỹ (AAA) cho biết mức trung bình quốc gia đối với xăng thông thường đạt 3,50 USD /gallon vào hôm thứ Ba, tăng từ 3,46 USD so với 1 tuần trước đó.
Brusuelas ước tính rằng, giá dầu tăng khoảng 20% lên 110 USD sẽ nâng giá tiêu dùng lên 2,8 điểm phần trăm trong suốt 12 tháng tiếp theo, nâng lạm phát lên trên ngưỡng 10%. Điều đó sẽ trái ngược với những kỳ vọng hiện tại về lạm phát sẽ dần hạ nhiệt.
Tuy nhiên, tác động đến nền kinh tế chung có thể ít nghiêm trọng hơn.
Brusuelas ước tính giá dầu vọt lên 110 USD sẽ giảm nhẹ hơn một điểm phần trăm so với GDP của Mỹ trong năm tới.
Tuy nhiên, lạm phát tăng đột biến có thể sẽ gây áp lực mới lên Cục Dự trữ Liên bang và điều này sẽ khiến cơ quan nàyđẩy mạnh cuộc chiến nhằm kiểm soát giá cả bằng cách tăng lãi suất đáng kể.
"Điều này sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang đẩy nhanh tốc độ bình thường hóa chính sách của mình. Bạn sẽ nghe thấy nhiều hơn về mức tăng 50 điểm cơ bản", Brusuelas nói. Fed kêu gọi tăng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm trong một cuộc họp duy nhất lần đầu tiên kể từ năm 2000.