176 tạp chí khoa học mở biến mất khỏi internet và những thách thức đôi với khoa học lưu trữ

 Theo nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học thông tin, từ năm 2000 đến năm 2019 có khoảng 176 tạp chí truy cập mở (OA) đã dừng hoạt động, trong thời gian tới, khoảng 900 tạp chí khác có thể rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Từ trước tới nay, các tạp chí khoa học mở là nơi lưu trữ rất nhiều những công bố, thành tựu khoa học, là nguồn tham khảo cho những người hoạt động trong các lĩnh vực nghiên cứu, khi tạp chí dừng hoạt động hoặc biến mất kéo theo những dữ liệu không được sao lưu cũng có nguy cơ biến mất theo - đó thực sự là điều vô cùng đáng tiếc!

Từ năm 2000 đến năm 2019 có khoảng 176 tạp chí truy cập mở (OA) đã dừng hoạt động.
Từ năm 2000 đến năm 2019 có khoảng 176 tạp chí truy cập mở (OA) đã dừng hoạt động.

 Theo nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học thông tin, từ năm 2000 đến năm 2019 có khoảng 176 tạp chí truy cập mở (OA) đã dừng hoạt động, trong thời gian tới, khoảng 900 tạp chí khác có thể rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Nhóm nghiên cứu đã xác định được hơn một nửa tạp chí trong số các tạp chí truy cập mở đã dừng hoạt động thuộc lĩnh vực KHXH&NV, một nửa còn lại rải rác ở các lĩnh vực như khoa học sự sống, y học, khoa học vật lý và toán học, trong đó, 88 tạp chí có liên kết với một nhóm học giả hoặc tổ chức nghiên cứu. “Bất kỳ một ấn phẩm khoa học chất lượng nào bị biến mất đều là điều đáng tiếc, đặc biệt là với những ấn phẩm truy cập mở trên mạng” - Mikael Laakso, nhà khoa học thông tin tại Trường Kinh tế Hanken ở Helsinki và là đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết.

Việc xác định xem một tạp chí có thực sự biến mất trên mạng hay không là một thách thức, vì hiện nay vẫn chưa có một cơ sở dữ liệu nào theo dõi đầy đủ các tạp chí truy cập mở. Do đó, nhóm đã phải thu thập thủ công dữ liệu từ các nguồn như DOAJ, Ulrichsweb và Scopus. Sau đó, các thành viên sẽ tiến hành đối chiếu tên các tạp chí trên Keepers Registry – nơi lưu giữ danh sách các tạp chí điện tử.

“Thật sự rất khó để xác định một thứ gì đó không hoàn toàn tồn tại, nhưng chúng tôi đã cố gắng hết sức” - Laakso, một thành viên của nhóm nghiên cứu chia sẻ . “Chúng tôi hy vọng rằng, trong tương lai, sẽ có những cách thức hiện đại hơn để tìm kiếm các dữ liệu này”.  

Để xác định được tạp chí có "biến mất" hay không, họ truy cập vào Wayback Machine – kho lưu trữ kỹ thuật số của Internet Archive – đối chiếu những tấm ảnh còn lưu lại của các trang web hiện và rà xét thời điểm xuất bản cuối cùng và thời điểm gần nhất nó còn tồn tại trên Internet trước khi biến mất. Các tạp chí OA bị xem là “biến mất” khi chúng chỉ còn xuất bản miễn phí chưa đến 50% nội dung của tờ báo.

Trong số 176 tạp chí mà nhóm nghiên cứu xác định, phần lớn đã biến mất trong vòng 5 năm kể từ khi dừng hoạt động – cũng là thời điểm các trang này ngừng xuất bản thêm bài báo. Nguyên nhân dẫn đến sự biến mất của các tạp chí truy cập mở có thể do: nhà xuất bản có thể đã ngừng trả phí duy trì website; hoặc một số tạp chí lâu nay vốn được lưu trữ trên nền tảng trực tuyến của một tổ chức học thuật bất kỳ, và những người điều hành đã bỏ sót các tạp chí ấy khi cập nhật lại trang web hoặc máy chủ.

Việc xác định được các ấn phẩm có nguy cơ biến mất là một công việc quan trọng nhằm đưa ra những biện pháp sao lưu kịp thời để đảm bảo các tài liệu khoa học được lưu trữ, tạo điều kiện cho các nhà khoa học tìm kiếm, tham khảo thông tin. Hiện nay chương trình LOCKSS của Thư viện Stanford là một trong số ít các dịch vụ lưu trữ ấn phẩm khoa học trên thế giới. LOCKSS hoạt động bằng cách sao lưu những tài liệu được lưu trữ trên máy chủ của các thư viện – các thư viện này sẽ trả phí hằng năm để bảo tồn tài liệu của họ. 

Không có gì ngạc nhiên khi một số tạp chí không kịp sao lưu lại trước khi biến mất, Thib Guicherd-Callin, quyền giám đốc của Chương trình lưu trữ LOCKSS của Thư viện Stanford cho biết: “Nhiều người muốn giữ gìn nội dung của các tạp chí này, nhưng chẳng mấy ai đầu tư nguồn lực cần thiết để xác định đâu là ấn phẩm đã dừng hoạt động để đưa vào chương trình lưu trữ”.

Ngọc Hiền (t/h)

Mong nhà nước đãi ngộ hợp lý, để không bị mất nguồn lực quý giá từ lực lượng nữ trí thức

Mong nhà nước đãi ngộ hợp lý, để không bị mất nguồn lực quý giá từ lực lượng nữ trí thức

Hiệp hội APFSV do tiến sĩ Nguyễn Đắc Như Mai làm chủ tịch, đã quen thuộc với các nhà khoa học nữ Việt Nam khi sang Pháp học tập và nghiên cứu.