Tháng 6/2002, Tạp chí Asian Scientist đã công bố danh sách 100 nhà khoa học tiêu biểu của châu Á do có giải thưởng quốc tế hoặc giải thưởng quốc gia năm 2019 trong nghiên cứu khoa học hoặc lãnh đạo trong học viện, ngành công nghiệp. Việt Nam có 3 nhà khoa học nữ góp mặt trong danh sách này, trong đó có PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân.
PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân được vinh danh vì những thành tích trong lĩnh vực Khoa học vật liệu. Cô nghiên cứu tổng hợp chất xúc tác nano hợp kim Pt-Mo trên vật liệu nano Ti0, 8W0, 202 để nâng cao khả năng chịu đầu độc CO và giảm giá thành cho pin nhiên liệu sử dụng trực tiếp methanol là một dạng năng lượng tái tạo. Nghiên cứu của cô mang đến nhiều lợi ích trong việc sử dụng rộng rãi pin nhiên liệu, thay thế các nhiên liệu hóa thạch, giảm sự nóng lên toàn cầu do khí thải CO2.
PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân là một trong ba nữ khoa học vinh danh nhà khoa học tiêu biểu châu Á năm 2020. |
Từ bỏ cơ hội ở nước ngoài để trở về Việt Nam
Hồ Thị Thanh Vân sinh năm 1980. Năm 1988, cô được tuyển thẳng vào ĐH Bách khoa, ĐHQG TP HCM. Sau khi ra trường, cô được giữ làm cán bộ giảng dạy môn Hóa vô cơ, thuộc khoa Hóa.
Sau khi hoàn thành Thạc sĩ vào năm 2006, Thanh Vân nhận được học bổng TS toàn phần của ĐH Khoa học và Kỹ thuật Đài Loan và xuất sắc nhận bằng TS trước thời hạn (chưa đến 3 năm) khi đã công bố một bằng sáng chế Mỹ, một bằng sáng chế Đài Loan về lĩnh vực năng lượng mới, 3 bài báo quốc tế thuộc danh mục ISI uy tín với tổng hệ số ảnh hưởng IF=60.
Thời điểm đó, TS Thanh Vân được mời làm việc trong các dự án lớn về pin, năng lượng mặt trời. Dù nhận được lời mời ở lại làm việc thêm 2 năm nữa nhưng Thanh Vân vẫn quyết định quay trở về Việt Nam. Khao khát được đóng góp kiến thức đã học để đào tạo thế hệ trẻ và phát trển đất nước luôn thôi thúc trong lòng nữ tiến sĩ. Hơn nữa là người đã tham gia nghiên cứu và tìm hiểu, cô biết rõ tác động của biến đổi khí hậu kinh khủng nhường nào nên cần có giải pháp chuyển đổi từ sử dụng năng lượng hóa thạch sang nguồn năng lượng sạch, tái tạo. Pin nhiên liệu là một trong những giải pháp năng lượng cần phát triển và thúc đẩy.
Tháng 9/2013, Thanh Vân trở về Việt Nam, đảm nhận vị trí Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Quan hệ Đối ngoại Trường ĐH Tài nguyên và môi trường TPHCM. Cô đã tham gia tích cực vào công tác giảng dạy và NCKH và cho đến nay đã công bố 80 bài báo trên các tạp chí trong và ngoài nước. Cô cũng tham gia với hơn 10 dự án, đề tài KHCN trong và ngoài nước; đạt nhiều giải thưởng KHCN quốc gia và quốc tế.
Năm 2016, TS Hồ Thị Thanh Vân đã được hội đồng chức danh GS nhà nước xét công nhận PGS, lúc đó cô mới chỉ 36 tuổi.
Năm 2019, PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân được Hội đồng Khoa học L’Oreal – UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học vinh danh với đề án nghiên cứu tổng hợp xúc tác nano hợp kim Pt-Mo trên vật liệu nano Ti0, 8W0, 202 để nâng cao khả năng chịu đầu độc CO và giảm giá thành cho loại pin nhiên liệu sử dụng trực tiếp methanol là một dạng năng lượng tái tạo. Hướng nghiên cứu này sẽ mang đến lợi ích thiết thực trong việc sử dụng rộng rãi pin nhiên liệu, để thay thế các loại nhiên liệu hóa thạch và giảm sự nóng lên toàn cầu do khí thải CO2.
Vượt qua mọi khó khăn để hết mình với đam mê khoa học
PGS.TS Thanh Vân sau khi trở về giảng dạy và nghiên cứu lĩnh vực pin nhiên liệu cũng đã gặp không ít khó khăn. Khác với kỳ vọng, nguồn kinh phí, chi phí và trang thiết bị phòng thí nghiệm, kỹ thuật phân tích tại trường còn nhiều hạn chế. Có nhiều thứ phải đặt mua ở nước ngoài như hóa chất sử dụng tổng hợp vật liệu, phương pháp đo đạc, phân tích, hiện đại... Không chỉ vậy, mô hình các nhóm nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm thực sự chưa phát triển ở Việt Nam cũng là rào cản để thực hiện các hướng nghiên cứu mới.
Tuy nhiên, khó khăn không làm nữ PGS. TS trẻ tuổi này nản lòng, cô lại càng mong muốn tìm tòi, khắc phục để vượt qua mọi rào cản về điều kiện vật chất, phát triển nghiên cứu.
Cô chia sẻ: “Để đạt được học hàm PGS,TS khi còn trẻ, khó khăn lớn nhất có lẽ là điều kiện và môi trường nghiên cứu ở Việt Nam còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ vào niềm đam mê và tâm huyết nên tôi luôn cố gắng vượt qua. Ngoài ra, tôi cũng muốn thực hiện ước mơ trước khi sang nước ngoài học là trở về Việt Nam xây dựng một mô hình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu mạnh hỗ trợ đào tạo và hướng dẫn SV, Ths, NCS… giúp các bạn có một điều kiện học tập, nghiên cứu tốt nhất…”.
Cô tự nhủ càng phải cố gắng vì nếu bỏ cuộc, Việt Nam sẽ không thể phát triển các hướng nghiên cứu mới, khó hội nhập và bắt kịp xu thế phát triển KHCN của quốc tế.
Không chỉ có những vất vả trong quá trình công tác mà gia đình cũng là một trong những yếu tố buộc Thanh Vân phải tìm cách cân bằng. Cô được phong PGS. TS đúng thời điểm hai con còn nhỏ, nên phải sắp xếp thời gian vừa lo cho gia đình, chăm sóc con, vừa hoàn thành các công trình nghiên cứu.
Dù vậy, sau này khi nhìn lại, cô cảm thấy thật may mắn vì luôn có gia đình và đặc biệt mẹ ruột và chồng (cũng là tiến sĩ trong ngành đào tạo) đã tạo điều kiện tốt nhất giúp cô hoàn thành công việc đặc biệt về NCKH.
Cô sắp xếp thật khoa học công việc và gia đình một cách cụ thể nhất, dành thời gian cho các con và đưa gia đình đi cũng khi đi công tác để đảm bảo con cái không phải xa cách mẹ vì bận rộn. Đặc biệt trong khoảng thời gian này, cô cũng tận dụng cơ hội tốt cho 2 con học hỏi nhiều điều từ thực tế.
Bên cạnh đó, cô cũng thầm cảm ơn những thành quả mà các bạn sinh viên, thạc sỹ, nghiên cứu sinh đạt được. Đây chính là động lực để cô cố gắng và nỗ lực hơn nữa. Trên con đường đam mê nghiên cứu của mình, cô dự định sẽ tiếp tục phát triển các hướng nghiên cứu về pin nhiên liệu theo hướng sản xuất ra các sản phẩm ứng dụng, mở rộng hướng nghiên cứu cho các ứng dụng trong xử lý môi trường, điều chế hydro từ nước và một số hướng nghiên cứu về BĐKH, nông nghiệp thông minh hướng đến phát triển bền vững đang thực hiện trong thời gian qua thông qua một số dự án/đề tài.
Chia sẻ về cảm xúc khi được vinh danh toop 23/100 nhà khoa học tiêu biểu châu Á 2020, cô Thanh Vân nói: "Vân cảm thấy rất vinh dự cho bản thân, gia đình, nhóm nghiên cứu và Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM nơi Vân đang công tác. Kết quả này cũng là sự động viên cho những nhà nghiên cứu đang theo đuổi con đường khoa học tiếp tục đóng góp cho xã hội, cũng như đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước".
Đặc biệt, cô cũng gửi lời nhắn nhủ đến những người trẻ đặc biệt là những người phụ nữ khi làm nghiên cứu phải luôn theo đuổi con đường nghiên cứu với tất cả đam mê và nhiệt huyết. Cô nói: "Việc đặt mục tiêu khi chọn lựa định hướng con đường nghiên cứu luôn phải xác định phải có ý nghĩa thiết thực, đóng góp cho cộng đồng xã hội cũng như đào tạo nguồn nhân lực các thế hệ trẻ. Phụ nữ làm khoa học sẽ gặp không ít khó khăn vì phải cân bằng được công việc, sự đam mê tâm huyết với công việc và trách nhiệm với gia đình. Vân chọn cho mình cách vượt qua khó khăn là sắp xếp thật khoa học giữa công việc và gia đình, mỗi công việc đều có mục tiêu cụ thể và lộ trình để thực hiện. Vân cũng may mắn được sự động viên, hỗ trợ rất nhiều của gia đình trên con đường NCKH".
Chuyện Hà Nội cũ: Trung thu chơi đèn kéo quân
Phố Hàng Mã thời đó tuy không tấp nập như bây giờ nhưng lại bán các con giống, tò he đủ màu sắc làm bằng bột nếp rất thu hút trẻ con.