Giới thiệu 9 mô hình nhà thích ứng với các loại hình thiên tai ở Việt Nam

Những mô hình nhà có khả năng thích ứng với các loại hình thiên tai từng khu vực ở Việt Nam lần đầu được chương trình Nhà Chống Lũ giới thiệu.

9 mô hình được giới thiệu trong "Sổ tay Nhà An Toàn" của chương trình Nhà Chống Lũ (trực thuộc Quỹ Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng Sống bền vững - gọi tắt là Quỹ Sống). Theo đó, 9 mô hình này dựa trên 3 nhóm cơ bản: nhà kê nền, nhà có gác và nhà phao. 

  Chi tiết kĩ thuật và hướng dẫn thi côngdành cho NhàKêNền Linh Hoạt – giải pháp ứng phó với sụt lún và nước biển dâng tại Đồng Bằng Sông Cửu Long -Trích Sổ tay Nhà An Toàn

Chi tiết kĩ thuật và hướng dẫn thi côngdành cho NhàNền Linh Hoạt – giải pháp ứng phó với sụt lún và nước biển dâng tại Đồng Bằng Sông Cửu Long -Trích Sổ tay Nhà An Toàn

Chương trình Nhà Chống Lũ được khởi động từ năm 2013, với sứ mệnh xây dựng những căn nhà an toàn cho người dân vùng lũ. Trong giai đoạn từ năm 2013 – 2019, “Nhà Chống Lũ” đã xây dựng hơn 700 căn nhà an toàn, giúp hơn bốn nghìn người dân sống an toàn trong thiên tai. 

Sáu năm đồng hành cùng bà con vùng lũ, các kiến trúc sư của Nhà Chống Lũ đã hoàn thiện thiết kế các mô hình: nhà kê nền thấp, nhà kê nền cao, nhà kê nền linh hoạt, nhà hai gác, nhà phao,… với kết cấu vững chãi, phù hợp với địa hình và các loại thiên tai khác nhau, đảm bảo an toàn với mức chi phí tiết kiệm nhất.

9 mô hình nhà an toàn được giới thiệu
9 mô hình nhà an toàn được giới thiệu

Bắt đầu từ Hà Tĩnh và thung lũng núi đá Tân Hoá, Quảng Bình – nơi vốn nổi tiếng với mức lũ “vượt quá trụ điện”, những mô hình nhà an toàn ứng phó với lũ lụt đã được thử nghiệm thành công tại các tỉnh Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Khánh Hoà, Sóc Trăng, Bến Tre, và Hậu Giang.

Anh Đinh Bá Vinh, kiến trúc sư của dự án, người đảm nhiệm lên ý tưởng hầu hết các mô hình nhà tâm sự rằng để làm ra công trình an toàn, tiện nghi dành cho người nghèo, là một bài toán khó mà cần nhiều nỗ lực. Các kiến trúc sư phải hiểu rõ đặc điểm của địa hình khu vực và cả các loại hình thiên tai rất khác nhau từ mưa bão, lũ lụt, sạt lở,…

Những ngôi nhà an toàn này được xây dựng theo phương thức cùng thiết kế (co-design). Bà con địa phương sẽ chủ động tham gia trực tiếp trong việc kiến thiết, xây dựng nhà ở của chính mình cùng với sự tương hỗ từ các chuyên gia và cộng đồng. 

Nhà Chống Lũ sẽ đưa ra lõi kĩ thuật đảm bảo an toàn, người dân được tham gia vào tất cả các công đoạn từ thiết kế đến xây dựng, được sáng tạo theo nhu cầu sử dụng và ý thích của mình. PGS.TS.KTS Nguyên Hạnh Nguyên - Chủ biên cuốn “Sổ tay Nhà An Toàn” đề cao tư duy cùng thiết kế trong dự án: “Khi thiết kế cho cộng đồng, điều quan trọng nhất là hiểu họ, thâm nhập vào đời sống của họ, cùng nghĩ với họ để từ đó người dân sẽ là chủ thể của “tác phẩm”. Như vậy, sự thay đổi đó mới thật sự có giá trị.”

Trong cuốn "Sổ tay Nhà An Toàn giới thiệu lần này, bên cạnh việc đưa ra các mô hình, những người thực hiện dự án cũng phân tích khu vực, từng loại thiên tai, chi tiết kĩ thuật, cũng như hướng dẫn các bước thi công để giúp mọi người có thể xây dựng một ngôi nhà vừa an toàn để chống chọi với các sự kiện thời tiết khắc nghiệt, vừa tiết kiệm mà không cần sự can thiệp của KTS dự án. 

TH

Bắc Bộ có mưa rào và dông, vùng núi đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Bắc Bộ có mưa rào và dông, vùng núi đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Từ 21-22/7, Bắc Bộ có mưa rào và dông, khu vực vùng núi và trung du có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to.