Hiệp định thương mại EVFTA có lợi gì cho Việt Nam?

71% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được miễn thuế ngay lập tức, phần còn lại sẽ giảm hoàn toàn trong 7 năm.

Chiều 12/2 (theo giờ Hà Nội), Nghị viện EU đã chính thức thông qua Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) với 401 phiếu thuận, 192 phiếu chống và 40 phiếu trắng. Hiệp định sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ hai sau khi hai bên thông báo cho nhau về việc đã hoàn tất thủ tục trong nước hoặc vào một thời điểm khác do hai bên thống nhất.

Cùng với EVFTA, Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) cũng được thông qua với lần lượt 407 phiếu thuận, 188 phiếu chống và 53 phiếu trắng. Để được EU phê chuẩn, Việt Nam đã tham gia thêm 3 công ước của Tổ chức Lao động Thế giới về quyền của người lao động.

Trước đó, vào cuối tháng 1, Ủy ban thương mại EU đã phê chuẩn EVFTA với tỷ 19 phiếu đồng thuận, 6 phiếu chống và 5 phiếu trắng.

EVFTA được kỳ vọng là cú hích lớn cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam như giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản và những mặt hàng doanh nghiệp Việt vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh.

Hàng hóa của Việt Nam sẽ dễ dàng vào EU.
Hàng hóa của Việt Nam sẽ dễ dàng vào EU.

Theo Bộ Trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, EVFTA là cơ sở để điều tiết thương mại, đầu tư trên toàn cầu và góp phần giải tỏa những căng thẳng về thương mại quốc tế hiện nay. 

Trước đó, Bộ Công Thương dự thảo kế hoạch hành động sau khi EVFTA được thông qua với 5 nhóm chính trong đó có tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định EVFTA và thị trường của các nước EU. Tiếp nữa là xây dựng pháp luật, thể chế nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, chủ trương và chính sách đối với tổ chức công đoàn và các tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh nghiệp. Cuối cùng là chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

EVFTA gồm 17 chương, 2 nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ...

Theo nội dung Hiệp định EVFTA, thỏa thuận cũng là một công cụ để bảo vệ môi trường và tiến bộ xã hội hơn nữa ở Việt Nam, bao gồm cả quyền lao động. Các yếu tố chính của thỏa thuận thương mại như sau:

Xóa bỏ thuế hải quan: 65% hàng xuất khẩu của EU sang Việt Nam sẽ được miễn thuế ngay lập tức, phần còn lại - bao gồm xe máy, ô tô, dược phẩm, hóa chất, rượu vang, thịt gà và thịt lợn - dần dần được tự do hóa trong mười năm. 71% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được miễn thuế ngay lập tức, phần còn lại sẽ giảm hoàn toàn trong 7 năm. Xuất khẩu miễn thuế các sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm, như gạo, tỏi hoặc trứng, của Việt Nam sẽ bị hạn chế.

Hàng rào phi thuế quan sẽ được loại bỏ trong lĩnh vực ô tô, cấp phép xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan. Việt Nam chấp nhận nhãn hiệu Made in EU.

Chỉ dẫn địa lý: 169 sản phẩm tiêu biểu của EU như phô mai Parmigiano Reggiano, rượu sâm banh hoặc rượu vang Rioja, sẽ được bảo hộ tại Việt Nam, cũng như 39 sản phẩm của Việt Nam tại EU.

Dịch vụ: Các công ty EU sẽ cải thiện khả năng tiếp cận kinh doanh, môi trường, bưu chính và chuyển phát nhanh, ngân hàng, bảo hiểm và dịch vụ vận tải hàng hải tại Việt Nam.

Mua sắm công: các công ty EU sẽ có thể đấu thầu hợp đồng với các bộ, doanh nghiệp nhà nước, cũng như với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Phát triển bền vững: có các quy tắc ràng buộc về mặt pháp lý về khí hậu, lao động và nhân quyền. Hiệp định yêu cầu cam kết Việt Nam áp dụng Hiệp định Paris. Việt Nam đã lên kế hoạch phê chuẩn hai dự luật còn lại về việc bãi bỏ lao động cưỡng bức và tự do lập hội vào năm 2020 và 2023. Nếu có vi phạm nhân quyền, thỏa thuận thương mại có thể bị đình chỉ.

Giải quyết tranh chấp giữa các công ty và nhà nước

Ủy ban thương mại cũng đồng ý với 26 phiếu thuận, 7 phiếu chống và 6 phiếu trắng cho EVIPA – thiết lập một hệ thống tòa án đầu tư với các thẩm phán độc lập để giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư và nhà nước. Nghị quyết kèm theo đã thông qua 27 phiếu thuận, 7 phiếu chống và 5 phiếu trắng.

Bước tiếp theo

Nghị viện sẽ bỏ phiếu EVFTA và EVIPA tại phiên họp tháng 2 tại Strasbourg. Một khi Hội đồng ký kết thỏa thuận thương mại, nó có thể có hiệu lực ngay lập tức. Nhưng để thỏa thuận bảo vệ đầu tư có hiệu lực, các quốc gia thành viên cần phê chuẩn trước tiên.

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sau Singapore, với thương mại hàng hóa trị giá 47,6 tỷ EUR mỗi năm và 3,6 tỷ EUR về dịch vụ. Xuất khẩu của EU sang Việt Nam tăng 5 - 7% mỗi năm, tuy nhiên thâm hụt thương mại của EU với Việt Nam là 27 tỷ EUR trong năm 2018.

Các mặt hàng nhập khẩu chính của EU từ Việt Nam bao gồm thiết bị viễn thông, quần áo và thực phẩm. EU chủ yếu xuất khẩu hàng hóa như máy móc và thiết bị vận tải, hóa chất và nông sản sang Việt Nam.

TUYẾT HƯƠNG

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương