Mary Wollstonecraft: người phụ nữ phi thường với những sáng lập triết học nữ quyền đầu tiên trên thế giới

Mary Wollstonecraft được coi là một trong những người đầu tiên sáng lập triết học bình quyền phụ nữ và ủng hộ bình đẳng nữ giới.

Với không ít người, cái tên Mary Wollstonecraft có vẻ còn khá xa lạ. Nhưng với những người hoạt động trong phong trào nữ quyền thì nhà văn, nhà triết học người Anh này là một nhân vật có những ảnh hưởng quan trọng. Bà được coi là một trong những người sáng lập triết học bình quyền phụ nữ và ủng hộ bình đẳng nữ giới.

Sinh ngày 27/4/1759 tại Spitalfields, London, Anh, Mary Wollstonecraft là con thứ hai trong gia đình có bảy người con. Cha của bà, ông Edward John Wollstonecraft được thừa hưởng một khối tài sản lớn nên rất giàu có. Chính vì vậy, gia đình Mary Wollstonecraft có cuộc sống đầy đủ và dư giả về tài chính.

Tuy nhiên, ông Edward John Wollstonecraft - một người đàn ông nghiện rượu đã phung phí tiền bạc vào những dự án thất bại liên tiếp dẫn đến kinh tế gia đình khánh kiệt Hơn thế nữa, ông Edward John Wollstonecraft còn là một người đàn ông bạo lực, thường xuyên đánh vợ trong những cơn say. Chính vì vậy, suốt thời niên thiếu, Wollstonecraft thường nằm bên ngoài phòng ngủ của mẹ để bảo vệ bà.

Trong khi anh trai của bà, Ned, nhận được đầu tư học hành thì Mary Wollstonecraft chỉ được đi học vài năm. Bà đã luôn tự hỏi, tại sao mình phải từ dành mọi cơ hội cho anh trai chỉ vì mình là con gái? Chính vì vậy bà đã quyết tâm tự thay đổi con đường học hành của chính mình.

Mary Wollstonecraft - tranh sơn dầu của John Opie-National năm 1797
Mary Wollstonecraft - tranh sơn dầu của John Opie-National năm 1797

Mary Wollstonecraft chuyển ra ngoài và bắt đầu tự kiếm sống vào năm 1780, khi mẹ bà qua đời. Năm 1784, Mary cùng em gái Eliza và người bạn thân nhất, Fanny thành lập một trường học ở Stoke Newington. Bằng những kinh nghiệm trong giảng dạy của mình, Wollstonecraft viết cuốn sách với tựa đề “Thoughts on the Education of Daughters” (Tạm dịch: Suy nghĩ về giáo dục con gái) và năm 1787.

Năm 1785 người bạn Fanny qua đời sau khi sinh con, Wollstonecraft đến làm quản gia cho gia đình Kingsborough ở Ireland. Cảm thấy mình không phù hợp với công việc gia đình, ba năm sau, bà trở lại London, nơi trở thành một dịch giả và cố vấn cho một nhà xuất bản nổi tiếng với các tác phẩm cấp tiến - Joseph Johnson. Tại đây, Mary Wollstonecraft trở thành một người có đóng góp thường xuyên. Tại các bữa ăn tối hàng tuần ở Johnson, Mary thường xuyên trao đổi các ý tưởng với những nhà tư tưởng cấp tiến như Thomas Paine, Anna Barbauld và William Godwin.

Wollstonecraft trải qua hai cuộc hôn nhân bất hạnh với Henry Fuseli và Gilbert Imlay. Cô con gái Fanny Imlay - kết quả của cuộc hôn nhân với Gilbert Imlay - được đặt theo tên người bạn thân của bà. Tháng 3/1797, Wollstonecraft kết hôn với William Godwin - một triết gia cấp tiến nổi tiếng. Vào ngày 30/8/1797, Wollstonecraft sinh cô con gái thứ hai, Mary nhưng gặp biến chứng khiến bà bị nhiễm trùng sau sinh - một nguyên nhân thường gây tử vong ở thế kỷ 18. Wollstonecraft chết sau khi sinh con gái 10 ngày ở tuổi 38. Bà được chôn cất tại Nhà thờ Old Saint Pancras. Năm 1851, hài cốt của Wollstonecraft được người cháu trai Percy Florence Shelley chuyển đến khu mộ của gia đình ông tại Nhà thờ St Peter's, Bournemouth.

Trong sự nghiệp ngắn ngủi của mình, bà đã viết tiểu thuyết, chuyên luận, ký sự về các chuyến đi, lịch sử Cách mạng Pháp, một cuốn sách ứng xử và một cuốn sách thiếu nhi… Phần lớn các sản phẩm ban đầu của Wollstonecraft là về giáo dục; bà đã tập hợp một tuyển tập các tác phẩm văn học “để cải thiện phụ nữ trẻ” mang tên “The Reader Reader” và bà đã dịch hai tác phẩm dành cho trẻ em, “Maria Geertruida van de Werken de Cambon's Young Grandison” và “Christian Gotthilf Salzmann's Elements of Morality”.

Những cuốn sách của bà cũng đề cập đến vấn đề này như “Những suy nghĩ về giáo dục con gái” (1787) và cuốn sách dành cho con cái của bà Câu chuyện gốc từ đời thực (1788. Cả hai tác phẩm cũng ủng hộ việc giáo dục phụ nữ - một chủ đề gây tranh cãi vào thời điểm đó và là một chủ đề mà bà theo đuổi trong suốt sự nghiệp của mình.

Tác phẩm nổi tiếng nhất của Wollstonecraft là “A Vindicate of the Rights of Woman” viết vào năm 1792 (Tạm dịch: Bào chữa cho các quyền lợi của phụ nữ). Trong tác phẩm này bà cho rằng phụ nữ không tự nhiên thua kém đàn ông mà đó chính là hậu quả của một quá trình giáo dục lệch lạc do nam giới áp đặt lên phụ nữ.

Đây là một trong những tác phẩm đầu tiên của triết học nữ quyền. Trong đó, Wollstonecraft lập luận rằng phụ nữ nên có một nền giáo dục tương xứng với vị trí của họ trong xã hội, những người phụ nữ có giáo dục tốt sẽ là những người vợ và người mẹ tốt và cuối cùng đóng góp tích cực cho quốc gia. Thay vì xem phụ nữ là vật trang trí cho xã hội hoặc tài sản được trao đổi trong hôn nhân, Wollstonecraft khẳng định rằng họ là con người xứng đáng có các quyền cơ bản giống như đàn ông.

Wollstonecraft nói rằng hiện tại nhiều phụ nữ thật ngớ ngẩn và hời nhưng bà cho rằng điều này không phải là bẩm sinh mà là vì đàn ông có từ chối họ tiếp cận với giáo dục và bà muốn phụ nữ cũng được hưởng nền giáo dục như những người đàn ông.

Bức graffiti chân dung Mary Wollstonecraftvẽ trên tường của nhà thờ Newitar Green Unitarian ở Bắc London bởi Stewy.
Bức graffiti chân dung Mary Wollstonecraftvẽ trên tường của nhà thờ Newitar Green Unitarian ở Bắc London bởi Stewy.

Ngoài những lập luận triết học vĩ mô của mình, Mary ollstonecraft cũng đưa ra một kế hoạch giáo dục cụ thể. Trong chương thứ mười hai về Quyền của Phụ nữ, “Về Giáo dục Quốc gia”, bà lập luận rằng, tất cả trẻ em nên được gửi đến một “trường học ở nông thôn” cũng như được giáo dục tại nhà “để truyền cảm hứng cho tình yêu gia đình”. Bà không kêu gọi phụ nữ phải ngang bằng với nam giới mà mong muốn phụ nữ phải tự biết được giá trị của bản thân: “Tôi không mong đợi phụ nữ có quyền lực lớn hơn hay ngang bằng nam giới, tất cả những gì phụ nữ cần là có quyền lực đối với chính bản thân mình”.

Sau khi Wollstonecraft chết, chồng bà - William Godwin đã xuất bản cuốn hồi ký trong đó tiết lộ nhiều chi tiết về cuộc sống của bà gây tranh cãi và đã hủy hoại thanh danh của bà suốt một thế kỷ. Có lẽ vì vậy mà mãi đến sau này tên bà mới được nhắc đến. Dù vậy, vẫn không thể phủ nhận những tư tưởng tiến bộ của bà, nhất là khi phong trào quyền phụ nữ nổi lên vào thế kỷ 20.

Có thể ở thế kỷ 18, những suy nghĩ và quan điểm về nữ quyền còn xa lạ và có phần cấm kỵ trong xã hội nhưng cùng với sự tiến bộ và phát triển của xã hội, quyền phụ nữ ngày càng được nâng cao, những tư tưởng của bà càng có ảnh hưởng quan trọng. Có thể coi Wollstonecraft là một trong những người khai mở cho phong trào nữ quyền. Ở thời đại Wollstonecraft sống, những việc làm của bà có thể nói là rất phi thường và những tư tưởng trong tác phẩm của bà là những cống hiến vĩ đại đối với sự nghiệp đấu tranh giành quyền cho phái nữ.

Phân tích về những đóng góp của Mary Wollstonecraft cho quyền phụ nữ, nhà viết tiểu sử Janet Todd đã đưa ra nhận xét: Mary Wollstonecraft đã tạo nên một năng lượng mạnh mẽ để giải phóng và giáo dục phụ nữ; đồng thời cô ấy sống theo lý thuyết của mình. Dù bị những người cũng thời chửi rủa bởi, ngày nay, cô được coi là nữ anh hùng “hiện đại”.

Phạm Ngọc

Chuyện về nữ tác giả nổi tiếng nhất Sài Gòn trước 1975 Bà Tùng Long và những trang viết về nữ giới

Chuyện về nữ tác giả nổi tiếng nhất Sài Gòn trước 1975 Bà Tùng Long và những trang viết về nữ giới

Dù chưa bao giờ tự nhận là văn sỹ, nhưng những tác phẩm của Bà Tùng Long vẫn chưa bao giờ ngừng lay động trái tim