Chân dung những phụ nữ thầm lặng trong phong trào đòi quyền bỏ phiếu của nữ giới ở Mỹ

Họ là những người hùng góp phần trong công cuộc đấu tranh cho quyền bỏ phiếu của phụ nữ nhưng không được lịch sử nhắc đến.

Tại phòng tranh chân dung quốc gia tại Washington, Mỹ, một cuộc triển lãm mang tên "Votes for Women: A Portrait of Persistence" đã được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 100 năm từ lần sửa đổi hiến pháp lần thứ 19 khi cho phép quyền bình đẳng bỏ phiếu giữa nam và nữ. Cuộc triển lãm nêu bật những nhân vật và thời khắc quan trọng trong công cuộc đấu tranh cho quyền bỏ phiếu của phụ nữ đã từng kéo dài hàng thập kỷ.

Buổi triển lãm kể về những câu truyện trong quá trình giành quyền bầu cử của nữ giới, cũng như những khó khăn và vị trí của tiếng nói nữ quyền trong chính trị của thế kỷ trước.

Hình ảnh 
Hình ảnh "Liberty and Her Attendants" trước Treasury Building ở Washington vào năm 1913 (Ảnh: Courtesy Ronnie Lapinsky Sax/CNN).

Trải rộng khắp 6 căn phòng và cả dãy hành lang, triển lãm “Votes for Women” có tất cả 124 hiện vật, từ những tấm ảnh chân dung cho tới các lá cờ hiệu hay những tấm áp phích do Kate Clarke Lemay sưu tầm từ các bảo tàng và các bộ sưu tập cá nhân trên khắp cả nước.

Những tấm biểu ngữ tím, trắng và vàng trong cuộc đấu tranh cũng xuất hiện bên cạnh những tác phẩm nghệ thuật của những phụ nữ trong chiến dịch. Rồi những bức hình về người phụ nữ từng ra tranh cử tổng thống giữa những năm 1800, và cả một video phát những bức hình từ tổ chức National Women's Party.

Lucy Burns được chụp trong tù năm 1917, bà bị bắt giam 6 lần do biểu tình vì nữ quyền (Ảnh: Courtesy National Woman's Party).
Lucy Burns được chụp trong tù năm 1917, bà bị bắt giam 6 lần do biểu tình vì nữ quyền (Ảnh: Courtesy National Woman's Party).

Được sắp xếp theo chủ đề và giai đoạn, cuộc triển lãm cố gắng tái hiện toàn diện lịch sử quá trình dành quyền bầu cử của phụ nữ, từ những giai đoạn khởi đầu vào đầu những năm 1830 cho đến thời điểm thông qua của luật sửa đổi lần thứ 19 năm 1920.

Bằng việc mở rộng quyền bỏ phiếu của phụ nữ, Lemay hy vọng có thể làm nổi bật vai trò của phụ nữ trong câu truyện lích sử của đất nước họ, “Nó sẽ khiến ta phải suy nghĩ và xem xét lại về những nhân vật mà chúng ta đặt trước chiến tuyến của lịch sử”, Lemay chia sẻ.

  Bức chân dung của Sojourner Truth. Sinh ra trong kiếp nô lệ năm 1797, bà góp mặt trong nhiều phong trào nữ quyền (Ảnh: Courtesy National Portrait Gallery, Smithsonian Institution).

Bức chân dung của Sojourner Truth. Sinh ra trong kiếp nô lệ năm 1797, bà góp mặt trong nhiều phong trào nữ quyền (Ảnh: Courtesy National Portrait Gallery, Smithsonian Institution).

Một di sản phức tạp

Bên cạnh ngợi ca những phụ nữ da trắng nổi bật trong quá trình đấu tranh vì quyền bầu cử, cuộc triển lãm cũng khai thác những căng thẳng chủng tộc làm phức tạp di sản của họ và cũng làm nổi bật những đóng góp của phụ nữ da màu.

Dù xuất hiện ở chiến tuyến của phong trào, những phụ nữ da màu (cụ thể là da đen) thường không được nhắc đến trong các câu chuyện, và những khó khăn vì quyền bầu cử của họ sau lần sửa đổi luật thứ 19 thường xuyên bị lược bỏ hoàn toàn. Chẳng hạn, những người Mỹ bản địa (cả nam lẫn nữ) không có quyền bầu cử cho tới tận năm 1924 khi họ nhận được quyền công dân, và cũng bởi những điều luật trong thời kỳ của Jim Crow mà những người da đen không hoàn toàn có quyền bầu cử cho tới tận năm 1965.

Bức chân dung năm 1898 của nhà văn Yankton Dakota Sioux kiêm nhà hoạt động Zitkala-sa. Bà đã vận động cho các quyền lợi công dân của người dân Mỹ bản địa (Ảnh:Courtesy National Portrait Gallery, Smithsonian Institution)  
Bức chân dung năm 1898 của nhà văn Yankton Dakota Sioux kiêm nhà hoạt động Zitkala-sa. Bà đã vận động cho các quyền lợi công dân của người dân Mỹ bản địa (Ảnh:Courtesy National Portrait Gallery, Smithsonian Institution)  

Lemay cũng chỉ ra rằng chính vì bị tách biệt khỏi các tổ chức và phong trào của quốc gia đã thúc đẩy những phụ nữ da đen lập nên các tổ chức của chính họ. Và cũng chính vì nằm ở vị trí “bên lề” đó mà những phụ nữ da màu không thường trở thành đối tượng cho các tác phẩm hội họa hay nghệ thuật, những tác phẩm mà người ta thường mặc định dành cho những nhân vật quan trọng hay có ảnh hưởng, như những phụ nữ da trắng.

Quá trình kiếm tìm các bức ảnh của những phụ nữ da màu tham gia trong các cuộc biểu tình cũng thực sự khá khó khăn. Hình scan một tấm ảnh trên tờ báo cũ là bức ảnh duy nhất Lemay có thể tìm được về Ida B. Well, một nhà báo Mỹ gốc Phi và cũng là một nhà lãnh đạo dân quyền góp mặt trong sự kiện lịch sử Woman Suffrage Procession năm 1913, cuộc diễu hành đầu tiên trong tiến trình dành quyền bầu cử của phụ nữ tại Washington. Khi ấy, bà đã từ chối diễu hành ở phía sau với những người da đen khác.

Chân dung nhà báo Mỹ gốc Phi Ida B. Well (Ảnh:Courtesy National Portrait Gallery, Smithsonian Institution)
Chân dung nhà báo Mỹ gốc Phi Ida B. Well (Ảnh:Courtesy National Portrait Gallery, Smithsonian Institution)

Giám đốc phòng tranh Kim Sajet cho biết, sự kỳ thị thậm chí đã tồn tại ngay trong chiến dịch quyền bầu cử của phụ nữ. Theo bà, “tình chị em” khi đó vẫn luôn có những căng thẳng và cuộc triển lãm cố gắng thể hiện khía cạnh đó của lịch sử.

Triển lãm “Votes for Women” khép lại bằng việc nhìn lại những cuộc đấu tranh diễn ra sau lần sửa đổi luật thứ 19, gồm cuộc chiến của phụ nữ da màu cho Đạo luật Quyền Bỏ phiếu năm 1965, đấu tranh của cộng đồng bản địa, và việc thiếu những đại diện các lãnh thổ như Puerto Rico khi công dân Mỹ những nơi này vẫn không có đại diện bỏ phiếu trong Quốc hội, cho dù họ có quyền bầu chọn Tổng thống. Lemay gọi những cuộc đấu tranh này như “chặng đường đơn độc”, thường xuyên bị coi nhẹ, nhường chỗ cho sự tôn vinh thành công của phong trào quyền bầu cử.

Bức chân dung năm 1884 của Mary E. Church Terrell, một trong những phụ nữ African-American đầu tiên có bằng đại học. Bà tham gia kêu gọi quyền bầu cử cũng như quyền công dân (Ảnh: Courtesy Oberlin College Archives)
Bức chân dung năm 1884 của Mary E. Church Terrell, một trong những phụ nữ African-American đầu tiên có bằng đại học. Bà tham gia kêu gọi quyền bầu cử cũng như quyền công dân (Ảnh: Courtesy Oberlin College Archives)

Bằng việc đóng khung phong trào và những thành công của nó trong những câu chuyện quanh quyền công dân, những quyền lợi nó đem lại và những cách mà các quyền đó bị hạn chế đối với nhiều người khác, triển lãm “Votes for Women” vượt qua những lời kể đơn giản để nhắc người xem rằng những đấu tranh cho quyền công dân và cho quyền con người luôn đan xen và không bao giờ kết thúc.

Victoria Claflin Woodhull, người phụ nữ tranh cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1872 (Ảnh: Courtesy Fine Arts Library, Harvard University).
Victoria Claflin Woodhull, người phụ nữ tranh cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1872 (Ảnh: Courtesy Fine Arts Library, Harvard University).

Thông điệp này thậm chí gây được tiếng vang hơn khi các nhà hoạt động đấu tranh cho những hệ quả của sự trái ngược với các phần của Đạo luật Quyền Bỏ phiếu từ tòa án tối cao trong năm 2013. Chính vì thế, cuộc triển lãm này mang nhiều sắc thái và thách thức hơn so với nhiều khái niệm được biết trước đó về quyền bỏ phiếu.

“Đây không hẳn là một dịp kỷ niệm như một dấu ấn của chặng đường. Vẫn còn nhiều hành trình cần đi, cho tới tận ngày nay”, Sajet chia sẻ

Buổi triển lãm "Votes for Women: A Portrait of Persistence" hiện vẫn đang diễn ra tại phòng trưng bày chân dung quốc gia ở Washington đến hết ngày 5/1/2020.

TM (theo CNN)

'Lược sử Thế giới': quên hết tất cả để đắm mình trong quá vãng của dòng chảy lịch sử

"Lược sử Thế giới": quên hết tất cả để đắm mình trong quá vãng của dòng chảy lịch sử

Như một bài thơ về lịch sử thế giới, E.H.Gombrich lịch lãm dẫn người đọc đi từ thời kỳ Đồ đá đến thời kỳ của năng lượng nguyên tử