Thực hư về chiến dịch "100.000 chữ A giúp trẻ tự kỷ"?

Bên cạnh ý kiến ủng hộ đây là việc làm ý nghĩa vẫn có nhiều ý kiến nghi ngờ về mục đích của chiến dịch.

Chiến dịch thu thập 100.000 chữ A

Mới đây tổ chức Mạng lưới tự kỷ Việt Nam (VAN) đã phát động Chiến dịch thu thập 100.000 chữ A nhằm giúp đỡ những trẻ em Việt bị tự kỷ. 

Nội dung chương trình là người dùng mạng xã hội sẽ đăng tải hình ảnh đẹp của bản thân hoặc những hình ảnh mang tính chất tích cực, đồng thời đính kèm hastag với 3 từ bắt đầu bằng chữ cái A: #autism, #awareness, #a365.

Mỗi bài đăng sẽ được tính là có thêm 3 chữ A vào quỹ và mỗi người có thể đăng nhiều lần. 

Theo cập nhật mới nhất từ Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam, đến chiều 14.4, chương trình đã thu thập được hơn 100.000 ngàn chữ A, hoàn thành mục tiêu đặt ra trước ngày 15.4
Theo cập nhật mới nhất từ Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam, đến chiều 14.4, chương trình đã thu thập được hơn 100.000 ngàn chữ A, hoàn thành mục tiêu đặt ra trước ngày 15.4

Chia sẻ về ý nghĩa của việc kêu gọi thu thập chữ A, đại diện tổ chức cho biết 3 từ này có ý nghĩa như sau: Autism: chứng tự kỷ chưa thể chữa khỏi nhưng có thể can thiệp tiến bộ; Awareness: nhận thức là điều quan trọng, phát hiện sớm để kịp thời can thiệp đúng cách sẽ thay đổi cuộc đời của người bệnh tự kỷ; A365: đây là chương trình hướng dẫn cha mẹ có con tự kỷ hoàn toàn miễn phí về cách phát hiện bệnh sớm cũng như can thiệp tự kỷ tại nhà và cộng đồng.

Mạng lưới tự kỷ Việt Nam muốn thông qua chiến dịch này để đem lại nhiều cơ hội chũa trị hơn cho trẻ em bị tự kỷ ở Việt Nam.

Tổ chức A365 cũng đã tài trợ mạng lưới trong việc tập huấn, phổ biến cho các giáo viên và phụ huynh trên một số tỉnh thành của cả nước.

Thực hư về chiến dịch
Chiến dịch thu thập 100.000 chữ A để dành gói hỗ trợ 200 triệu đồng, giúp đỡ trẻ em Việt bị tự kỷ.
Chiến dịch thu thập 100.000 chữ A để dành gói hỗ trợ 200 triệu đồng, giúp đỡ trẻ em Việt bị tự kỷ.
 

Xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều

Trong những ngày qua, chiến dịch này đã thực sự thu hút người dùng Facebook ở Việt Nam. Hầu hết mọi người đều đăng hình ảnh tích cực và lạc quan với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc kêu gọi hỗ trợ và lan truyền thông điệp đẹp đẽ này đến bạn bè, người thân. 

Một số ý kiến trái chiều của người dùng mạng xã hội về phong trào này.
Một số ý kiến trái chiều của người dùng mạng xã hội về phong trào này.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít ý kiến cho rằng chương trình đang quảng cáo, "PR” cho nhà tài trợ tạo chiến dịch để "làm phiền" người khác. Thậm chí, một số tài khoản còn gọi chương trình này với một số từ ngữ khá "nặng nề" như lợi dụng lòng tốt của cộng đồng, đem trẻ tự kỉ ra để trục lợi...vv...

Nhiều người cũng thắc mắc không rõ số tiền 200 triệu đó sẽ được sử dụng như thế nào. Theo một số cư dân mạng thì hoạt động phải được lên kế hoạch cụ thể, sau đó cần cung cấp đầy đủ hình ảnh, chứng từ chứng minh hoạt động hiệu quả thì bên dự án mới đồng ý thanh toán. 

Theo diễn giả Lê Quốc Vinh (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Tập đoàn Le Invest (Holdings) Corporation) , mong muốn lớn nhất của dự án là được mọi người hiểu rõ hơn về chứng tự kỷ của trẻ, bản thân họ là những người làm cha, làm mẹ có những đứa con bị tự kỷ và luôn hy vọng con sẽ sẽ được can thiệp sớm. Khoản tài trợ 200 triệu trên thực tế là một phần kinh phí không nhiều mà nhà tài trợ dành cho A365 và họ dành số tiền đó giúp đỡ các cha mẹ đang ở trong cuộc chiến đưa con cái trở về cuộc sống bình thường. 

"A365 là một dự án cộng đồng, hoàn toàn miễn phí và mỗi thành viên tham gia trong đó chỉ là vài nhà khoa học có kiến thức về giáo dục tự kỷ và những người cha, người mẹ của các con tự kỷ - những người đã nhiều năm ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng, lấy kiến thức và chính kinh nghiệm khắc nghiệt nuôi dưỡng những đứa con đặc biệt của họ, để biến thành công cụ cho những ông bố, bà mẹ khác, những gia đình khác - những người chưa từng rơi vào hoàn cảnh như họ - để tầm soát, kiểm tra thường xuyên cho những đứa con bé bỏng của mình.

Các bạn biết không, với công cụ đó, được các nhà khoa học trên thế giới bảo chứng, các ông bố bà mẹ có thể phát hiện những triệu chứng tự kỷ từ rất sớm, và sẽ có những biện pháp can thiệp kịp thời. Nếu bạn quen những gia đình có trẻ tự kỷ, họ chỉ ước ao giá mà họ phát hiện sớm, thật sớm, biết đâu đã có thể làm điều gì đó kỳ diệu cho đứa con đặc biệt của họ.", ông Lê Quốc Vinh nói. 

Đại diện của VAN nói gì?

Bà Trần Thị Hoa Mai, Phó Chủ tịch VAN đã lên tiếng xác nhận chiến dịch này là hoàn toàn có thật. Nguồn kinh phí tài trợ do Grand Challenges Canada (GCC) thông qua A365 tặng 200 triệu đồng để tổ chức các khóa tập huấn cho phụ huynh có con tự kỷ.

“Mục đích chính của việc chia sẻ 100.000 chữ A là truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, do đó chúng tôi không đưa thông tin nhà tài trợ bởi họ cũng không yêu cầu điều đó. Tuy nhiên, sau một thời gian đăng tải, nhiều người lại nghi ngờ tính xác thực của đơn vị tổ chức, nhà tài trợ… nên chúng tôi mới phải ghi rõ”, bà Mai cho biết thêm.

Theo bà Trần Thị Hoa Mai, VAN không nhận trực tiếp số tiền từ nhà tài trợ mà sẽ là nơi thực hiện chương trình để sử dụng số tiền đó. A365 sẽ là đơn vị chi tiền cũng như báo cáo với nhà tài trợ.

Mới đây, trên fanpage của tổ chức VAN cũng đã cập nhật thông tin về thời gian kết thúc chiến dịch. Cụ thể fanpage viết: "Khi phát động chương trình, chúng tôi chỉ đặt ra kỳ vọng và kêu gọi giúp sức, để lan tỏa sự quan tâm về tự kỷ, nhưng không đặt rõ thời hạn thực hiện, vì tính đến yếu tố dịch bệnh, nên có thể kéo dài hết tháng 4 hoặc lâu hơn. Tuy nhiên thời điểm này chúng tôi nhận thấy chắc chắn đã đạt được mốc kỳ vọng, nên sẽ kết thúc chương trình vào ngày 15/4".

Đồng thời VAN cũng gửi lời cảm ơn đến cộng đồng mạng: “Xin cảm ơn nỗ lực của cộng đồng đã giúp đỡ và lan tỏa mạnh mẽ và chúng tôi rất tiếc nếu như có sự hiểu lầm rằng, có một sự ép buộc phải đạt được định mức 100 nghìn chữ A trong thời gian ngắn. Gói tài trợ 200 triệu đồng để mở các khóa tập huấn phụ huynh được đưa ra như điều kiện của chương trình. Điều này cũng không có nghĩa là nó sẽ bị từ chối khi không đủ 100 nghìn chữ A".

Chương trình tập huấn phụ huynh nằm trong kế hoạch hoạt động của A365 và chắc chắn sẽ thực hiện. Trước đó, VAN đã làm 15 tập huấn ở các địa phương trong năm 2019 và mới chỉ dừng bước vì covid-19.

Cụ thể về số tiền 200 triệu ước tính sẽ tổ chức được từ 10 đến 15 cuộc tập huấn tiếp theo, với cách thức tổ chức như năm 2019.

"Kinh phí sẽ chi trả cho chuyên gia (1 ngày), phương tiện đi lại (vé máy bay nếu đến tỉnh xa), chi phí lưu trú của đội tổ chức, không thu phí từ người tham gia tập huấn, không trả lương cho tình nguyện viên của VAN và A365 đi tham gia tổ chức tập huấn. Nhưng chúng tôi có kêu gọi các nhóm phụ huynh địa phương mượn địa điểm (phòng học, cơ quan, nhà riêng…) để làm mặt bằng tổ chức. Kế hoạch và thông tin các cuộc tập huấn luôn được thông báo trên trang này, để các bạn tiện theo dõi thông tin. Album về các cuộc tập huấn trước cũng đã được đăng tải tại trang này", VAN cho biết.

Thanh Mai

Chủ tịch Hà Nội: Chợ hoa Mê Linh tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng

Chủ tịch Hà Nội: Chợ hoa Mê Linh tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng

Chợ hoa Mê Linh là đầu mối giao hoa đi các tỉnh cũng như tại nội thành vì vậy nguy cơ lây lan là rất cao.