4 sai lầm phụ nữ dễ mắc khi vừa hết “rớt dâu” khiến bệnh tật kéo tới

Đa số chị em chỉ cẩn trọng khi “rớt dâu” mà quên rằng thời điểm ngay sau đó 1 - 2 ngày cơ thể cũng nhạy cảm, dễ mắc bệnh phụ khoa.

Không thể phủ nhận rằng giai đoạn “rớt dâu” hay chính là những ngày hành kinh hàng tháng khiến đa số chị em khó chịu đủ đường. Lúc này, không chỉ nội tiết tố thay đổi, cơ thể nhạy cảm hơn mà hệ miễn dịch cũng yếu đi.

Để bảo vệ bản thân và giảm bớt cảm giác khó chịu này, mỗi chị em lại có danh sách một loạt những việc phải tránh hoặc nên hạn chế trong lúc “rớt dâu” riêng biệt. Tuy nhiên, ngay sau khi hành kinh kết thúc thì chị em thường có xu hướng “bung xõa”. Trong khi, thời điểm này cơ thể và nội tiết tố chưa hoàn toàn trở lại bình thường, nhạy cảm và dễ mắc bệnh tật. Nhất là nếu bạn mắc phải 4 sai lầm sau đây:

1. Quan hệ tình dục

Không chỉ cần “kiêng” quan hệ tình dục trong những ngày hành kinh, 1 - 2 ngày sau khi hết kinh cũng không phù hợp để làm việc này. Bởi lúc này, nội mạc tử cung vừa trải qua bong tróc, vẫn đang cần thời gian để hồi phục và tái tạo. Giao hợp vào thời điểm này rất dễ khiến chị em bị viêm nhiễm phụ khoa, viêm vùng chậu. Đồng thời tử cung và buồng trứng cũng bị tổn thương.

  Không nên quan hệ tình dục ngay sau khi hết kinh nguyệt kẻo bệnh phụ khoa kéo tới (Ảnh minh họa)

Không nên quan hệ tình dục ngay sau khi hết kinh nguyệt kẻo bệnh phụ khoa kéo tới (Ảnh minh họa)

Chưa kể, thời điểm này bộ phận sinh dục của nữ giới rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Quá trình hành kinh cũng làm phụ nữ mất đi một lượng máu lớn và rất mệt mỏi. Trong khi đó, quan hệ tình dục lại tiêu hao rất nhiều năng lượng nên phát sinh quan hệ lúc này rất dễ khiến người nữ kiệt sức và giảm khoái cảm khi ân ái.

Ngoài ra, không ít chị em vẫn sẽ bị tiết khí hư nhiều hoặc một chút máu âm đạo - tức là kinh nguyệt chưa sạch hoàn toàn. Nếu làm “chuyện giường chiếu” có thể làm tăng nguy cơ gây lạc nội mạc tử cung và vô sinh. Đồng thời làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV hoặc viêm gan, giang mai, chlamydia. Những vi rút này sống trong máu và chúng có thể lây lan khi tiếp xúc với máu kinh bị nhiễm bệnh.

2. Bơi lội hay tắm bồn, ngâm mình lâu

Ở các bể bơi công cộng, việc thay rửa nước không được thực hiện thường xuyên nên góp phần tạo môi trường vi khuẩn tích tụ lâu ngày. Nếu bạn đi bơi ngay khi mới kết thúc kỳ kinh nguyệt thì cổ tử cung lúc này vẫn đang ở trong trạng thái mở, có thể làm vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín, gây nhiễm trùng. Vì vậy, hãy tạm hoãn ngày bơi lội sau vài ngày kết thúc kỳ kinh nguyệt để cơ thể hồi phục về trạng thái bình thường, tránh làm tử cung bị tổn thương và dẫn đến nhiều bệnh phụ khoa.

  Nhiều chị em không biết rằng bơi lội sau khi vừa hết kinh gây hại cho cơ thể (Ảnh minh họa)

Nhiều chị em không biết rằng bơi lội sau khi vừa hết kinh gây hại cho cơ thể (Ảnh minh họa)

Tương tự, chị em cũng không nên ngâm mình ở suối nước nóng hay tắm bồn trong 1 - 2 ngày sau khi vừa hết “rớt dâu”. Bởi vì trong vòng 3 ngày sau khi hết kinh, lỗ tử cung vẫn chưa đóng hoàn toàn, dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Chưa kể, cơ thể cũng yếu hơn nên dễ cảm lạnh nếu ngâm mình ở nước lâu, ngay cả với nước ấm.

3. Khám phụ khoa

Việc khám phụ khoa đúng định kỳ là rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên bạn không nên làm việc này khi vừa hết kinh nguyệt. Hoặc nếu như đi khám, hãy lưu ý với bác sĩ rằng mình vừa trải qua kỳ "rớt dâu" bao lâu, có bất thường gì trong lần hành kinh đó hay không.

Những ý kiến cho rằng thời điểm vừa hết kinh nguyệt xong không nên khám phụ khoa là vì nội mạc tử cung cũng đang trong tình trạng hồi phục còn yếu và mềm, rất dễ bị tổn thương. Nếu sử dụng các dụng cụ y khoa tiếp xúc trực tiếp với tử cung - buồng trứng. Âm đạo cũng sẽ thường có cảm giác đau rát hoặc nhạy cảm hơn bình thường, dẫn tới sự khó chịu nhất định khi thăm khám. Đặc biệt, nội tiết tố cũng như môi trường và dịch tiết âm đạo chưa phục hồi về bình thường thì có thể kết quả lúc này sẽ bị giảm độ chính xác. 

Tuy vẫn có thể thăm khám phụ khoa nhưng nếu muốn đtạ kết quả tốt nhất và ít khó chịu nhất, hãy chờ từ 3 đến 7 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh sạch sẽ nhé!

4. Vận động mạnh

Tương tự như trong lúc đến tháng, việc vận động mạnh khi mới kết thúc kỳ kinh có thể ảnh hưởng tới khả năng phục hồi thương tổn trong tử cung. Thậm chí, nếu vận động mạnh lúc này, bạn có thể bị xuất huyết tử cung do nội mạc tử cung vẫn còn rất yếu, đang cần thời gian hồi phục. Chưa kể, việc này còn có thể gây ra triệu chứng viêm nhiễm, mắc bệnh phụ khoa.

  Vận động mạnh ngay sau khi hết “rớt dâu” có thể gây xuất huyết tử cung nguy hiểm (Ảnh minh họa)

Vận động mạnh ngay sau khi hết “rớt dâu” có thể gây xuất huyết tử cung nguy hiểm (Ảnh minh họa)

Sau khi mất máu do “rớt dâu”, phụ nữ cũng thường dễ mệt mỏi, đuối sức hơn nên vận động mạnh là không phù hợp. Ngoài tập luyện “không đến nơi đến chốn”, giảm hiệu quả, dễ mệt mỏi mà còn dễ gây suy nhược, ảnh hưởng xấu tới toàn bộ cơ thể.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không thể vận động. Bạn vẫn có thể vận động, tập các bài tập nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe. Ví dụ như đi bộ nhẹ nhàng, yoga cơ bản, thiền… và tránh xa càng bài tập dùng nhiều lực tới vùng bụng nhát có thể nhé!

Nguồn và ảnh: Sohu, Women’s Health, Asia One

Ngọc Ái

Tưởng mang thai, người phụ nữ không ngờ mình bị u nang buồng trứng nặng 16kg

Tưởng mang thai, người phụ nữ không ngờ mình bị u nang buồng trứng nặng 16kg

Khối u quá lớn khiến người phụ nữ cũng phải vật lộn với việc hít thở, ăn uống.