Không khí ô nhiễm đang trở thành một trong những vấn đề lớn được toàn cầu quan tâm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh tồn của loài người. Trên thế giới, châu Á là châu lục có 10 thủ đô với chất lượng không khí ô nhiễm nhất thế giới.
Không chỉ có Việt Nam mà hầu hết các nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ cũng nằm trong danh sách này.
New Delhi
Thủ đô Delhi của Ấn Độ luôn nằm trong top những nước ô nhiễm ở mức báo động, từ năm 2018 cho đến thời điểm hiện tại tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài, đe dọa đến môi trường sống của người dân.
Vốn có điều kiện thời tiết khá khắc nghiệt, nhiệt độ cao quanh năm, ít mưa, kèm theo đó là địa thế sâu trong lục địa, bao quanh là các dãy núi nên gần như thành phố này bị “khóa” trong ô nhiễm.
Chưa kể đến lượng chất thải nông nghiệp từ 2 bang giáp thủ đô lên đến 35 triệu tấn đã tác động không nhỏ đến chất lượng không khí khu vực nơi đây. Các hoạt động tiêu hủy rác thủ công, đốt rơm rạ hay khói bụi xe cộ… lần lượt khiến ô nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
Dân số của New Delhi hiện tại là 29 triệu người, cơ sở hạ tầng kiến trúc đặc biệt là giao thông và vệ sinh đều bị quá tải. Các cơ quan thành phố đã liên tiếp áp dụng các giải pháp như cho học sinh nghỉ học khi chỉ số ô nhiễm cao, cấm hoạt động tháo dỡ, xây dựng nhà cửa, nặng hơn là trong 10 ngày không cải thiện sẽ cấm toàn bộ xe chạy bằng diesel, trừ các trường hợp khẩn cấp, dừng hoạt động các nhà máy điện than quanh đây. Bên cạnh đó tăng cường vệ sinh đường phố, hút bụi, khuyến cáo dân hạn chế ra ngoài.
Thế nhưng tất cả những điều đó đều không có tác dụng, Delhi vẫn bị ô nhiễm nặng, chính phủ không đề ra được các kế hoạch dài hơi khiến người dân thủ đô dường như phải sống một cách chật vật trong môi trường gây hại cho sức khỏe. Vị trí của Dehli trong danh sách ô nhiễm nhất thế giới trong mấy năm qua vẫn chưa được cải thiện.
Cuộc khủng hoảng ô nhiễm không khí đang trở thành một truyền thống hàng năm ở Delhi cứ vào thời điểm cuối năm. Hỗn hợp khói bụi từ việc đốt pháo hoa trong lễ hội, nông dân đốt rơm rạ ở các bang Punjab và Haryana lân cận và việc hạ nhiệt độ khi bước vào mùa đông đã gây ra tình trạng tồi tệ này. Tuổi thọ của những người sống ở các bang: Bihar, Chandigarh, Delhi, Haryana, Punjab, Uttar Pradesh và Tây Bengal đã giảm tới 7 tuổi do ô nhiễm.
Bắc Kinh
Cách đây 7 năm, Bắc Kinh từng phải trải qua một đợt sương mù ô nhiễm tồi tệ nhất trong vòng gần 50 năm. Thời điểm chỉ số ô nhiễm ở mức nguy hại cao hơn rất nhiều lần so với chỉ số an toàn mà WHO đề ra. 25/31 tỉnh của đất nước bị bao phủ sương mù, 100 thành phố với 800 triệu dân chịu cảnh “không nhìn thấy mặt trời”.
Nguyên nhân được xác định là do hoạt động đốt than đá, khí thải của phương tiện giao thông và công nghiệp sản xuất ô tô. Bên cạnh đó các điều kiện về khí hậu, môi trường cũng là tác nhân khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, lượng khí bụi của Bắc Kinh đo được là 100 microgram/m3 khí gấp 4 lần so với tiêu chuẩn cho phép của WHO. Một vài thời điểm trong tháng 1/2013, chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở Bắc Kinh vượt xa mức cho phép, được xem là vô cùng nguy hiểm
Đứng trước tình hình này, Chính phủ Trung Quốc bắt tay vào việc lập kế hoạch cải thiện và giảm thiểu ô nhiễm, đặc biệt là giảm nồng độ bụi PM 10 xuống 10% so với năm 2012 và bụi PM2.5 xuống 25% so với năm 2012. Đến năm 2017, Trung Quốc mới cắt giảm được 9% nồng độ bụi PM 2.5, dù năm 2013 đã đặt ra mục tiêu 25%.
Bước đầu tiên, họ giảm lượng phương tiện giao thông, giới hạn xe đăng ký hằng năm xuống 150.000 xe, phân biệt các chủng loại xăng dầu được dùng và không được dùng, cũng như đưa ra khung giờ để hoạt động các phương tiện này. Từ năm 2015, họ đã bỏ được 2 triệu xe cũ và phần lớn dùng các loại xe chạy điện hoặc năng lượng sạch.
Thứ hai, đối với các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch than đá buộc phải thay đổi công nghệ sản xuất. Các ngành sản xuất gây ô nhiễm như in ấn, thủ công nghiệp, xi măng… phải đóng cửa hơn 2.000 doanh nghiệp.
Luật quản lý đã được thúc đẩy để giảm thiểu bụi từ các công trường, đường giao thông và đất hoang. Trong những năm gần đây, các chất hữu cơ dễ bay hơi liên quan đến cuộc sống thường nhật, chẳng hạn như từ nhà hàng và gara sửa chữa ôtô, cũng đã được đưa vào diện kiểm soát ô nhiễm không khí.
Ngoài ra, chính phủ cũng yêu cầu người dân phải thay toàn bộ các loại bếp và lò sưởi dùng than.
Gần đây, chỉ số PM 2.5 của Bắc Kinh trong 8 tháng đầu năm giảm còn 42 microgram/m3, tháng 8/2019 giảm kỷ lục chỉ còn 23 microgram/m3, bình quân số ngày không khí trong lành là 150 ngày, tỷ lệ đạt chuẩn là 61,7%, số ngày ô nhiễm nặng chỉ còn 3 ngày, giảm tới 5 ngày so với cùng kỳ năm ngoái.
Một phụ nữ 59 tuổi ở Hà Nội tử vong vì áp dụng chế độ "ăn thực dưỡng"
Sau 2 tháng ăn thực dưỡng, bệnh tiểu đường của bệnh nhân này không giảm, sụt 7kg, liên tục bị đau bụng.