Bất động sản xanh ven đô được săn đón

Qua 2 năm sống chung với đại dịch Covid-19 đã khiến tiêu chí chọn mua nhà của người dân có nhiều thay đổi. Thay vì chọn những khu vực nội đô đắt đỏ, nhiều người tìm đến những vùng nông thôn ven đô vắng vẻ, đất rộng, không khí thoáng đãng, trong lành.

Điều này đến từ sự chú trọng về sức khỏe ngày càng cao của người dân trong mùa dịch khiến họ có tâm lý muốn tránh xa những khu dân cư với mật độ dân số cao, dễ lây nhiễm virus. Thay vào đó là được sống tại nơi gần gũi với môi trường trong lành và vùng ngoại ô thực sự là vị trí lý tưởng.

Những tuyến đường huyết mạch từ ngoại ô vào trung tâm thành phố được triển khai và hoàn thành ngày càng nhiều cũng đã xóa tan rào cản về khoảng cách giữa hai khu vực này. Đặc biệt, không chỉ đầu tư quy hoạch hạ tầng, các khu thương mại - dịch vụ, trường học quốc tế, bệnh viện cao cấp, khách sạn 5 sao...cũng liên tục được mở rộng nên dù ở xa trung tâm, người dân vẫn có thể trải nghiệm những tiện ích thông minh không kém nội đô.

Các yếu tố trên chính là "đòn bẩy" khiến người dân Hà Nội và Tp.HCM không ngại "rót tiền" vào phân khúc bất động sản ven đô. Nếu trước kia quan niệm cuộc sống ngoại thành là kém chất lượng, không đẳng cấp thì nay với sự phát triển vượt trội của hạ tầng giao thông, người dân có xu hướng tìm kiếm cuộc sống xanh với không gian thoáng đãng tại các đô thị vùng ven. Chính vì thế nên khu vực vùng ven hiện nay xuất hiện nhiều khu đô thị đô thị lớn.

Trước diễn biến dịch bệnh kéo dài, thị trường bất động sản cũng xuất hiện thêm nhiều xu hướng mới, nhất là phân khúc đầu tư nhà ở và nghỉ dưỡng, hiện nay theo xu hướng thế giới, những người mua nhà đang tìm kiếm bất động sản ở khu vực ngoại ô thành phố. Người sở hữu sản phẩm bất động sản này chọn di chuyển đến vùng nông thôn để tìm kiếm các không gian mở và tận hưởng không khí gần gũi với thiên nhiên.

Việt Nam cũng sẽ không nằm ngoài xu thế này khi thực tế đang có những thị trường thu hút tiềm năng nằm ở Bảo Lộc, Đà Lạt (Lâm Đồng) và Hồ Tràm (Bà Rịa-Vũng Tàu).

Các khách hàng từ TP. Hồ Chí Minh khá "chuộng" sản phẩm này bởi họ có thể dễ dàng lái xe di chuyển đến các địa điểm này. Nhiều người mua nhà muốn tìm kiếm "ngôi nhà thứ hai" của họ ở nơi đây bởi đáp ứng nhu cầu xa rời thành phố và có không gian mở. Với thị trường nhà ở gắn liền với đất, nguồn cung tăng 20 - 30%. Nhưng so với nguồn cầu lớn trên thị trường, trong 2 năm tới vẫn có sự lệch pha về cung cầu. Bên cạnh đó, chi phí đất, nhân công vẫn có đà tăng, tất cả yếu tố đó dẫn đến sự tăng giá trong thời gian tới.

Đất nền vùng ven vẫn được đánh giá là "chiếc bánh" hấp dẫn cho mọi đối tượng nhà đầu tư từ những người có vốn tích luỹ vài trăm triệu đến những đại gia chục tỉ. Tuy nhiên, không phải ai nhảy vào thị trường này cũng đều thu về "quả ngọt", nếu không cẩn trọng người mua có nguy cơ mất cả chì lẫn chài. Đất nền đầu năm và cuối năm có biểu hiện tăng giá bong bóng do đầu cơ lướt sóng trong khi trái phiếu doanh nghiệp bất động sản dựa trên chủ yếu là lãi suất cao nên bị cảnh báo.

Khi quỹ đất tại một số đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng khan hiếm thì giá đất sẽ còn tăng cao. Nhiều chủ đầu tư lớn cũng chủ động chuyển hướng sang các địa bàn vùng ven để tìm kiếm cơ hội. Cùng đó, tâm lý thích sở hữu bất động sản liền thổ của người dân cũng khiến nhu cầu mua nhà ở ven đô gia tăng.

Bên cạnh đó, dịch COVID-19 cũng chính là “cú hích” thúc đẩy xu hướng sống xanh, an cư trong những căn nhà diện tích rộng, không gian sống gần gũi thiên nhiên; tách biệt với trung tâm đô thị đông đúc, tạo đòn bẩy cho thị trường bất động sản vùng ven phát triển.

Trong bối cảnh bất động sản tại các khu vực trung tâm đang dần trở nên bão hòa, cùng với đó là đại dịch Covid-19 đã tạo cơ hội cho bất động sản vùng ven các đô thị lớn phát triển. Theo các chuyên gia nhìn nhận, đây là thị trường luôn giữ vững tính ổn định, phù hợp với mọi đối tượng trong xu hướng "ở" kiểu mới.

Thực tế cho thấy vài năm trở lại đây, nhiều nhà đầu tư đã đổ xô tìm kiếm các bất động sản vùng ven, dẫn đến làm "nóng" thị trường bất động sản tại các khu vực xa trung tâm. Nhìn vào diễn biến của thị phần vùng ven với mức giá tăng nhanh chóng, nhiều nhà đầu tư cho rằng các bất động sản khu vực này sẽ có giá trị lớn hơn khi cơ sở hạ tầng được hoàn thiện. Theo ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam - trước những áp lực về môi trường, công việc và cuộc sống, xu hướng nghỉ dưỡng gắn với thiên nhiên và chăm sóc sức khỏe đang được người dân Thủ đô lựa chọn nhiều nhất.

không phải ai đầu tư bất động sản vùng ven cũng sinh lợi nhuận, có những người "thắng lợi lớn" nhờ đất vùng ven nhưng cũng có những người thất bại. Vì vậy, để tránh phải "nếm trái đắng" khi ôm đất vùng ven, các nhà đầu tư cũng nên lưu ý các rủi ro có thể mắc phải.

Một trong những lưu ý hàng đầu là tính pháp lý của mảnh đất. Nhiều nhà đầu tư cho rằng, mua đất vườn chia lô của dân để bán lại sẽ không bao giờ ế, cứ gom lại và chờ cơ hội khi hạ tầng đô thị phát triển sẽ làm tăng giá đất từ đó dễ dàng bán lại để kiếm lời, cho nên hàng loạt các nhà đầu tư đã "đổ xô" vào phân khúc này. Mặt khác, ít người lường trước được rằng việc mua đất lẻ phân lô của các hộ dân thường rất phức tạp. Một số vấn đề liên quan đến việc người đứng tên chủ sở hữu hoặc chuyển đổi từ đất ruộng lên đất vườn, chưa kể đến các khả năng như đất có tranh chấp mà nhà đầu tư không biết.

Tổng Hợp