Biến thể Omicron có thể là cơ hội để các quốc gia Đông Nam Á phục hồi?

Các ca lây nhiễm và tử vong ở Đông Nam Á đã giảm dần sau một năm hứng chịu thảm họa do Covid-19 gây ra. Tỷ lệ tiêm chủng tăng trong thời gian gần đây được cho là đã góp phần làm ổn định tình hình, điều mà theo các chuyên gia, nếu không có vaccine thì mọi thứ có thể đảo chiều khi biến thể Omicron xuất hiện.

Sự xuất hiện của biến thể Omicron có tính đột biến cao lần đầu tiên được xác định ở Nam Phi và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại là "biến thể đáng lo ngại" vào tháng trước làm dấy lên lo ngại rằng, đại dịch bùng phát trở lại ở một số quốc gia toàn cầu.

indonesia-covid-19-vaccinations-june-2021.jpg
Cư dân của thành phố Antipolo, Philippines, chờ tiêm Covid-19 tại một nhà thờ vào ngày 24 tháng 6 năm 2021. Ảnh: Ryan Eduard Benaid / NurPhoto qua AFP

Tại khu vực Đông Nam Á: Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan từng phát hiện các trường hợp lây nhiễm biến thể Omicron khiến cho “bóng ma” về một làn sóng lây nhiễm mới lại ùa về, tạo ra nguy cơ trì hoãn hoặc đảo ngược kế hoạch mở mở cửa biên giới, điều đã tạo nên một thảm họa kinh tế trong suốt 2 năm qua.

Một nghiên cứu sơ bộ của Đại học Hong Kong cho thấy, biến thể Omicron lây nhiễm nhanh hơn khoảng 70 lần so với Delta. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, biến thể sao chép này kém hiệu quả hơn 10 lần trong việc xâm nhập mô phổi của con người, điều này có thể dẫn đến mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ thấp hơn, đặc biệt là ở những người đã được tiêm chủng.

Tuy nhiên, các nghiên cứu sơ bộ cho thấy, những người đã tiêm 2 hai liều sẽ có hiệu quả hơn trong việc đối phó với biến thể.

Các chuyên gia y tế cho biết, cần thêm thời gian và dữ liệu lâm sàng để xác định rõ ràng những rủi ro do biến thể mới gây ra. Hiện, biến thể Omicron đang tăng mạnh khi xuất hiện ở hơn 80 quốc gia, “một tỷ lệ mà chúng tôi chưa từng thấy với bất kỳ biến thể nào trước đây”, theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, giám đốc WHO.

Các nhà dịch tễ học tin rằng, số lượng đột biến lớn bất thường của biến thể Omicron, đặc biệt là trên protein đột biến được virus sử dụng để xâm nhập vào tế bào người, có thể liên quan đến khả năng lây nhiễm cao hơn cũng như khả năng né tránh một khán thể do vaccine tạo ra.

thailand-bangkok-commuters-virus-covid-19-march-2020.jpg
Người dân Thái Lan đi ra đường vào tháng 3/2021.

Một điểm quan trọng chính là liệu biến thể Omicron có vượt qua biến thể Delta hay không và trở thành biến chủng Covid-19 chiếm ưu thế trên toàn cầu. Theo các chuyên gia y tế, nếu biến thể Omicron thay thế Delta gây ra bệnh nhẹ hơn thì đây có thể đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình chuyển đổi và biến covid-19 thành một căn bệnh cúm thông thường.

Một số nhà phân tích cho rằng, các quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể có khả năng chống chọi tốt hơn với làn sóng do biến thể Omicron gây ra do tỷ lệ tiêm chủng ở nhiều quốc gia cao hơn mức trung bình toàn cầu. Campuchia, Malaysia và Singapore đã bắt đầu cung cấp các chương trình tăng cường liều thứ ba.

Các nhà sản xuất vaccine Pfizer, BioNTech và Sinovac Biotech gần đây đã đưa ra thông tin cập nhật về hiệu quả của các mũi tiêm đối với biến thể Omicron của họ. Các phát hiện ban đầu trong phòng thí nghiệm cho thấy các mũi tiêm nhắc lại liều thứ ba có thể là chìa khóa để bảo vệ chống lại các nguy cơ lây nhiễm.

Pfizer và BioNTech tuần trước cho biết hai mũi vaccine của họ vẫn có thể bảo vệ người nhiễm khỏi việc bệnh tiến triển nặng hơn nhưng cần phải tiêm liều thứ ba để khôi phục khả năng bảo vệ chống lại sự lây nhiễm từ Omicron. Trong khi đó, China’s Sinovac tuyên bố trong nghiên cứu của mình rằng, 45 trong số 48 người đã tiêm vaccine nhắc lại của hãng mình có đủ kháng thể để vô hiệu hóa biến thể Omicron.

Tuy nhiên, những phát hiện đó trái ngược với những phát hiện ban đầu trong phòng thí nghiệm của Đại học Hong Kong, nơi nói rằng vaccine Sinovac không cung cấp lá chắn nào chống lại biến thể Omicron. Trong số 25 người được chủng ngừa đầy đủ bằng mũi tiêm Sinovac, không ai cho thấy họ có đủ kháng thể trong huyết thanh, một nhóm các nhà nghiên cứu Đại học Hong Kong tuyên bố vào ngày 14/12.

covid-19-vaccine-indonesia-covid-19-inoculation-campaign.jpg
Một người dân Indonesia được tiêm vaccine.

Các quốc gia Đông Nam Á phụ thuộc rất nhiều vào các mũi tiêm của Sinovac, được gọi là Coronavac, được Trung Quốc bán và tặng cho nhiều nước trong khu vực khi mà vaccine do phương Tây sản xuất không đáp ứng đủ vào đầu năm nay. Dữ liệu tiêm chủng chính thức trên toàn khu vực không cho biết tỷ lệ người được tiêm vaccine do phương Tây sản xuất so với vaccine do Trung Quốc sản xuất.

Theo ông Peter Mumford, một nhà phân tích Đông Nam Á của Eurasia Group cho biết, trong số các nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á, Indonesia và Philippines sẽ phải đối mặt với rủi ro về sức khỏe cộng đồng cao nhất từ ​​Omicron do mức độ tiêm chủng ở cả hai quốc gia này lần lượt chỉ là 38,2% và 38,9% - thấp hơn mức trung bình toàn cầu.

Theo ước tính, hai nước Indonesia và Philippines chỉ có thể tiêm chủng cho 60% dân số vào quý 2 năm 2022. Manila đã đi trước Jakarta với chương trình tăng cường tiêm chủng được triển khai vào tháng trước, một chương trình dự kiến ​​cung cấp liều thứ ba cho hầu hết mọi người trong vòng sáu tháng kể từ khi họ được tiêm chủng đầy đủ.

Nhân viên y tế tiêm vắc xin Sinovac cho một phụ nữ Indonesia ở làng Jomblang, Semarang, tỉnh Trung Java, Indonesia vào ngày 18 tháng 7 năm 2021. Ảnh: AFP via NurPhoto / WF Sihardian

Tuy nhiên, Indonesia là một trong những quốc gia có vị trí tốt nhất trong khu vực để chống chọi lại các tác động kinh tế do biến thể Omicron tạo ra, theo Eurasia Group. Jakarta đã tỏ ra ít muốn áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại có hại cho nền kinh tế cũng như được hưởng lợi từ việc thúc đẩy nhu cầu trong nước, có nhiều biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ hơn các nước láng giềng.

Ngược lại, Manila có khả năng kích thích bổ sung kém nhất do thâm hụt tài khóa lớn, ước tính khoảng 9,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm nay. Mumford nói thêm rằng, Philippines phải đối mặt với rủi ro kinh tế đáng kể do chính phủ sẵn sàng đưa ra các hạn chế hơn.

singapore-merlion-cityscape-covid-19-2020.jpg
Singapore vắng khách du lịch từ 2 năm nay.

Dự báo của Eurasia Group cho thấy, Thái Lan, nước phụ thuộc vào du lịch lớn có khả năng chịu tác động kinh tế trực tiếp lớn nhất từ biến thể ​​Omicron. Vương quốc này đã tăng cường tiêm chủng vào cuối tháng 9 và có 62,5% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Tuy nhiên, nước này có nguy tăng thêm các ca nhiễm mới kể từ khi mở cửa lại biên giới vào tháng 11.

Thái Lan đã áp đặt lệnh cấm nhập cảnh đối với khách du lịch từ 8 quốc gia châu Phi sau khi phát hiện ra biến thể mới trong khi vẫn tiếp tục với kế hoạch đón khách đến từ các quốc gia khác. Tuy nhiên, Bangkok đã loại bỏ các kế hoạch nhằm giảm bớt các yêu cầu kiểm tra đối với những khách du lịch đã được tiêm phòng đầy đủ vào đất nước thông qua các chương trình du lịch không có kiểm dịch.

Maxime Darmet, Giám đốc nhóm Kinh tế của Fitch Ratings cho biết: “Việc mở cửa trở lại lĩnh vực du lịch vốn đã bị coi là trụ cột của Thái Lan sẽ lại gặp phải một bước thụt lùi vì các nhà chức trách có thể sẽ thận trọng hơn khi đối phó với biến thể Omicron và sẽ lại áp đặt các biện pháp hạn chế du lịch, điều sẽ làm cho sự phục hồi kinh tế của vương quốc này có thể sẽ tiếp tục bị trì hoãn”.

Darmet đồng ý rằng Thái Lan, nơi được dự đoán chỉ tăng trưởng GDP 1,2% trong năm nay, có khả năng là nền kinh tế khu vực bị bất lợi nhất trước làn sóng do Omicron gây ra. Ngoài ra, ông cũng xếp Singapore và Việt Nam vào nhóm này với những lý do tương tự.

Singapore, trung tâm tài chính và du lịch của khu vực, cũng hạn chế việc nhập cảnh đối với khách du lịch từ một số quốc gia châu Phi nhưng vẫn mở các tuyến du lịch đối với người được được tiêm chủng đầy đủ đến từ 24 quốc gia và khu vực. Thành phố có 5,5 triệu dân này đã tiêm chủng đầy đủ cho khoảng 87% dân số và cho đến nay cũng đã ghi nhận 24 trường hợp nhiễm biến thể Omicron.

Nhà chức trách Singapore hiện đang đưa ra các kế hoạch dự phòng để tăng cường năng lực khám chữa bệnh tại các bệnh viện công, các đơn vị chăm sóc đặc biệt để chuẩn bị cho một đợt gia tăng tiềm năng các trường hợp nhiễm bệnh do Omicron gây ra. Đồng thời, quốc đảo này cũng được cho là đang cân nhắc việc yêu cầu người dân tiêm nhắc lại.

“Singapore đang đi trước rất nhiều trong quá trình mở cửa trở lại nền kinh tế của mình. Do đó, một làn sóng lây nhiễm mới có thể khiến nhà chức trách phải lùi quá trình mở cửa trở lại cũng như thắt chặt các hạn chế đi lại, điều này sẽ dẫn đến một tác động mới đối với các hoạt động kinh tế.

myan-body.jpg
Một người Myanmar tử vong do Civid-19.

Với 56,5% dân số được tiêm chủng đầy đủ, Tập đoàn Eurasia dự báo rằng, rủi ro sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam ở mức trung bình. Việt Nam đang trong đợt bùng phát dịch cao kỷ lục với số ca mắc hàng ngày vượt quá 15.000. Các nhà phân tích cho biết, quốc gia này đã nhanh chóng đẩy mạnh chương trình tiêm chủng từ đầu tháng 10, nhưng sự xuất hiện của Omicron có thể có nguy cơ kéo dài làn sóng lây nhiễm.

Nhiều nhà máy ở Việt Nam vẫn đang trong tình trạng thiếu lao động do công nhân quay trở lại chậm sau khi kết thúc thời gian ngừng hoạt động. Ông Darmet cho biết, một làn sóng do Omicron tạo ra có thể khiến nền kinh tế Việt Nam phát triển trở lại chậm hơn và điều này sẽ làm trầm trọng thêm các căng thẳng trong chuỗi cung ứng đối với các quốc gia phụ thuộc vào đầu vào từ Việt Nam, chẳng như ngành công nghiệp xe hơi của Nhật Bản.

Việt Nam tiếp xúc nhiều với thương mại quốc tế nhưng vẫn đóng cửa phần lớn các chuyến bay với nước ngoài. Hà Nội đã được hưởng lợi từ các khoản tài trợ vaccine đáng kể từ Hoa Kỳ. Tập đoàn Eurasia dự kiến ​​có khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ được tiêm vaccine vào quý 1 năm 2022, trong khi Cơ quan tình báo Kinh tế châu Âu (EIU) dự báo tỷ lệ tiêm mũi tăng cường là 60% trong quý 2/2022.

Malaysia cũng tiếp xúc nhiều với thương mại quốc tế, tuy nhiên, theo Eurasia Group, cùng với nước láng giềng Singapore, Malaysia nguy cơ căng thẳng về chăm sóc sức khỏe nghiêm trọng tương đối thấp do mức độ tiêm chủng cao và hệ thống chăm sóc sức khỏe tiên tiến hơn. Malaysia đã tiêm chủng đầy đủ cho 78,8% dân số của mình, trong khi 10,6% đã được tiêm nhắc lại.

Theo EIU, các quốc gia trên khắp châu Á đã dỡ bỏ các biện pháp hạn chế trong nước nhờ tiến trình tiêm chủng vào năm 2021và đây được xem là một tiền đề quan trọng trong khả năng mở cửa toàn diện trở lại và sự xuất hiện của biến thể Omicron có thể sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ để các nước này tăng cường tiêm chủng.

Myanmar, quốc gia có 54,4 triệu người đã chứng kiến ​​số ca nhiễm Covid-19 đạt đỉnh điểm vào tháng 7 với 300 ca nhiễm được báo cáo trung bình mỗi ngày.

“Rủi ro Covid-19 ở Myanmar vẫn là mối lo ngại nghiêm trọng do mức độ tiêm chủng thấp và hệ thống chăm sóc sức khỏe suy yếu sau cuộc đảo chính hồi tháng Hai. Điều này có thể làm tăng thêm vô số các vấn đề chính trị và kinh tế của Myanmar, có nguy cơ khiến quốc gia này - giáp với Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và những nước khác - trở thành một nơi “siêu lây lan” trong khu vực”, Mumford nói.

NGUYỄN MINH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương