Chiều 3/3, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, thời gian qua, mặt hàng xăng dầu có biến động rất lớn, một phần do xung đột vũ trang Nga-Ukraine.
Từ đầu tháng 1, do khó khăn tài chính và vấn đề nội tại, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn phải giảm công suất xuống 80% và hiện hoạt động với 55-60% công suất. Việc này đã ảnh hưởng tới nguồn cung xăng dầu trong nước khi lượng hàng giao cho các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối theo hợp đồng đã ký giảm so với kế hoạch.
Để bù đắp phần thiếu hụt nguồn cung do Lọc dầu Nghi Sơn giảm công suất, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã tăng công suất lên 105%. Song mức tăng thêm 5% (khoảng 28.000 m3, tấn) chưa đủ bù đắp lượng thiếu hụt.
"Tuy vậy, với lượng xăng dầu nhập khẩu của các đơn vị kinh doanh đầu mối và lượng hàng dự trữ, chúng tôi cam kết trong tháng 3 cơ bản đáp ứng cung xăng dầu", ông Hải khẳng định.
Từ quý II, kể cả nhà máy Nghi Sơn không đáp ứng được, vẫn đảm bảo xăng dầu cho sản xuất và nhu cầu của người dân.
Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, dự thảo xin ý kiến các bộ, ngành đưa mức giảm từ 500 - 1.000 đồng/lít. Nếu theo phương án này, giá xăng sẽ giảm 1.000 đồng/lít, giá dầu giảm 500 đồng/lít…
“Chủ trương này sẽ góp phần đảm bảo hài hoà lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm chi phí tiêu dùng cho dân”, ông Chi nói.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm: Vẫn còn 270 đơn khiếu nại chưa giải quyết