Bộ Y tế: Cần ưu tiên tiêm vắc xin và tập trung điều trị cứu F0

Tính đến nay toàn TP.HCM có ít nhất 25 bệnh viện chuyên điều trị COVID-19, ước tính khoảng 50.000 giường (trong đó có 12 bệnh viện dã chiến với 34.500 giường).

Trong cuộc họp với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quốc gia, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho hay đã tiếp nhận được nhiều ý kiến, đề xuất rất quan trọng của các chuyên gia đầu ngành về điều trị, dự phòng; qua đó góp phần điều chỉnh, bổ sung vào tổng thể các giải pháp phòng chống dịch hiện tại nhằm mục tiêu kéo giảm các ca F0, tăng năng lực điều trị F0 nặng, giảm tử vong.

"Có những trường hợp đang ở khu cách ly tạm thời của quận, khi bệnh trở nặng không được chuyển viện. Không chỉ bức xúc, việc này còn tạo bất an cho người thân của họ" - ông Phong nói.

Bộ Y tế: Cần ưu tiên tiêm vắc xin và tập trung điều trị cứu F0

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết đợt dịch này số F1 cách ly tập trung và cách ly tại nhà chỉ gấp đôi F0, tức là vẫn còn F1 chưa cách ly, chưa nói F2, F3. Vì vậy cần đảm bảo không để bệnh nhân chuyển nặng và triển khai tiêm vắc xin nhanh.

Ông Sơn cho biết các cơ sở y tế của TP.HCM hiện lo được trong 30.000 ca mắc, trên 30.000 ca cần sự hỗ trợ từ trung ương và ngành y tế tuy nhiên con số nhiễm bệnh đã xấp xỉ 40.000 ca, tức là đã vượt khả năng "lo được" của TP.HCM. TP.HCM đang thiếu nhiều thiết bị y tế do lượng bệnh nhân tăng quá nhanh, không cơ sở vật chất và sự chuẩn bị. 

Ông Sơn cho biết mục tiêu của khối điều trị là cố gắng không để bệnh nhân chuyển nặng, chuyển nặng cố gắng không để chuyển lên hồi sức, nếu phải lên hồi sức, cố gắng không để bệnh nhân tử vong. Vì vậy, ngành y tế TP.HCM đang cùng lúc có nhiều giải pháp. 

Việc đưa vào hoạt động Bệnh viện hồi sức 1.000 giường tại Thủ Đức được đánh giá là nơi "chốt chặn" cuối cùng, chuyên điều trị F0 nặng, nguy kịch của toàn khu vực phía Nam.

Ngoài ra, tất cả các bệnh viện đều bắt buộc phải chuyển đổi xây dựng theo mô hình "bệnh viện tách đôi" vừa điều trị bệnh nhân thông thường, vừa sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân mắc COVID-19 bất cứ lúc nào.

Chiến lược tiêm vắc xin được cho là một giải pháp phòng ngừa COVID-19 hiệu quả nhất tới thời điểm này. Vì vậy, Sở Y tế TP.HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP kế hoạch tổ chức tiêm chủng đợt 5 với hơn 1,1 triệu liều vắc xin. Vắc xin tiêm đợt này đa dạng với 3 loại, gồm AstraZeneca, Moderna và Pfizer. Người được tiêm vắc xin trong đợt 5 bao gồm cả người tiêm mũi 1 và tiêm nhắc mũi 2 nếu đủ điều kiện.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhận xét: "Đợt trước triển khai có những chệch choạc, đợt tới thành phố đã có những thay đổi". 

Theo ông Sơn, như kinh nghiệm tại Bắc Ninh và Bắc Giang, khi dịch đang diễn biến phức tạp Bộ Y tế sẽ điều phối các đội tiêm chủng đã được tập huấn chuyên môn đến tiêm chủng theo chiến dịch. Với tình hình dịch tại TP.HCM và các tỉnh lân cận, nên triển khai lại cách làm này để đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Hiện vắc xin đã về nhiều và đang có hàng triệu liều chờ được sử dụng. Trong tuần này, có thêm 3 triệu liều Moderna do Mỹ tài trợ thông qua Chương trình COVAX sẽ đến Việt Nam, cùng với lô Pfizer thứ 3 mà Việt Nam mua.

Thanh Mai

Phó chủ tịch phường giam xe người đi mua bánh mì bị kiểm điểm

Phó chủ tịch phường giam xe người đi mua bánh mì bị kiểm điểm

Bí thư Đảng ủy phường Vĩnh Hòa nói đây là sự việc rất đáng tiếc vì xảy ra trong giai đoạn dịch đang căng thẳng.

Đọc nhiều nhất