Các mẹ bầu cần biết những gì về bệnh sốt xuất huyết?

Dịch sốt xuất huyết đang bùng phát tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, nhiều bệnh viện quá tải bệnh nhân nhập viện vì dịch sốt xuất huyết. ThS. Bác sĩ Nguyễn Lê Việt Hùng, Đại học Y dược TP.HCM sẽ tư vấn cách phòng tránh và điều trị khi bị sốt xuất huyết.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Dấu hiệu và triệu chứng sốt xuất huyết xuất hiện sau ít nhất 12 đến 14 ngày khi tiếp xúc ban đầu với virút.

Triệu chứng sốt xuất huyết đầu tiên là tình trạng sốt cao liên tục kéo dài từ 2-7 ngày. Lúc này, nhiệt độ cơ thể lên đến 39-40 độ C. Đi kèm cảm giác người mệt mỏi rũ rượi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ (đau thắt lưng và đôi khi đau chân), thường kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn mửa, và tiêu chảy.

Tại bệnh viện quận Tân Phú, bệnh nhân sốt xuất huyết quá tải phải nằm ngoài hành lang - Ảnh: Cẩm Viên
Tại bệnh viện quận Tân Phú, bệnh nhân sốt xuất huyết quá tải phải nằm ngoài hành lang - Ảnh: Cẩm Viên

Ở trẻ em, kèm với đau họng, đau bụng, còn xuất hiện hiện tượng nổi ban đỏ trên người đặc biệt ở lòng bàn tay, bàn chân và có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu... Một số trường hợp nặng còn xuất huyết tiêu hóa và sốc.

Lưu ý khi bị sốt xuất huyết

Nên làm

Không nên

Uống thuốc và nghỉ ngơi theo chỉ định của bác sĩ

Không cạo gió, đánh cảm vì có thể gây xuất huyết nhiều hơn

Ăn các thức ăn lỏng, dễ ăn nhưng vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng (đặc biệt thực phẩm có nhiều chất đạm như gan, cá, dầu cá, đậu, thịt đỏ)…

Không nên dùng thuốc aspirin. (Aspirin có thể tăng cường chảy máu của bệnh nhân sốt xuất huyết vì vậy paracetamol được dùng để làm giảm sốt và các triệu chứng đau)

Uống nhiều nước/ Oresol bù điện giải.

 

Uống nước trái cây/Ăn nhiều trái cây và rau củ để tăng cường hệ thống miễn dịch.

 

Ăn thực phẩm giàu folate (cam, chanh, bưởi,…) để làm tăng tiểu cầu.

 

Điều trị bệnh

Đáng buồn là y học hiện đại nhưng vẫn chưa có cách nào để chữa bệnh sốt xuất huyết dứt điểm. Và bác sĩ chỉ chữa trị bằng cách giải quyết các triệu chứng bệnh mà thôi. Tuy nhiên, vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết đã và đang được nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng.

Bệnh nhân sốt cao và dễ bị biến chứng nếu không điều trị kịp thời - Ảnh: Cẩm Viên
Bệnh nhân sốt cao và dễ bị biến chứng nếu không điều trị kịp thời - Ảnh: Cẩm Viên

Bệnh có thể tự hết trong khoảng hai tuần với các trường hợp không biến chứng và được chăm sóc y tế đúng cách. Nếu không được điều trị, sốt xuất huyết có thể biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Phòng bệnh như thế nào?

Cách đơn giản để không bị sốt xuất huyết là diệt muỗi vằn bằng cách ngăn không cho chúng sinh sôi nảy nở (loại bỏ những nơi đọng nước nhằm ngăn muỗi đẻ trứng vào). Ví dụ: dậy kín các dụng cụ chứa nước sinh hoạt, loại bỏ tối đa các vật dụng có thể chứa nước mưa (như lốp xe cũ, chén bát cũ…). Khi có dịch thì cần phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng. Ngoài ra, có thể nuôi cá cảnh để diệt loăng trong các hồ nuôi cá...

Muỗi vằn là nguyê nhân chính gây bệnh. 
Muỗi vằn là nguyê nhân chính gây bệnh. 

Chỉ muỗi cái mới cắn người và truyền virus gây sốt xuất huyết. Do máu của con người có nhiều chất đạm, cần thiết cho việc sản xuất trứng. Còn thức ăn của muỗi đực là nhựa thực vật. Một con muỗi cái thường sống từ 3 đến 100 ngày.

Muỗi truyền sốt xuất huyết có thể cắn bất kỳ thời gian nào trong ngày hoặc đêm. Điều này trái ngược với muỗi truyền bệnh sốt rét, thường cắn vào lúc buổi tối.

Trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ và người da trắng dễ bị diễn biến bệnh nặng hơn nếu không may mắc phải.

Virut gây sốt xuất huyết có tới 4 chủng. Nếu bạn từng bị nhiễm 1 chủng, cũng không thể đề kháng được khi nhiễm 3 chủng còn lại nên vẫn bệnh như thường.

Nếu mẹ có thai và sinh con khi bị sốt xuất huyết sẽ truyền bệnh cho con của mình.

Bệnh Sốt xuất huyết là bệnh do virus sốt xuất huyết gây ra. Bệnh lây lan bởi loài muỗi vằn (Aedes Aegypti). Chủ yếu xuất hiện ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Trên toàn thế giới có khoảng 2,5 tỷ người hiện đang sống trong vùng có virut gây bệnh. Mặc dù muỗi là những sinh vật nhỏ, nhưng chúng có khả năng gây hại cho rất nhiều con người chỉ trong một lần cắn.

Những trận dịch đầu tiên đã được ghi nhận xảy ra vào những năm từ 1778-1780 ở châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ. Một vụ đại dịch sốt xuất huyết đã xuất hiện ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ II và từ đó lan rộng trên toàn cầu. Tại Đông Nam Á, bệnh sốt xuất huyết lần đầu tiên được phát hiện ở Philippines.

Trước năm 1970, chỉ có 9 quốc gia xảy ra dịch bệnh. Nhưng hiện nay con số này đã tăng lên đến hơn 100 quốc gia xảy ra dịch bệnh . Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính mỗi năm có khoảng 50 đến 100 triệu người mắc sốt xuất huyết.

VIÊN VIÊN

Bộ Y tế khuyến cáo người dân phòng tránh bệnh “vi khuẩn ăn thịt người”

Bộ Y tế khuyến cáo người dân phòng tránh bệnh “vi khuẩn ăn thịt người”

Theo Bộ Y tế, bệnh Melioidosis (Whitmore) "vi khuẩn ăn thịt người" do trực khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei tồn tại trong môi trường tự nhiên gây ra.