Châu Âu tiếp tục tranh cãi về nguồn cung khí đốt từ Nga

Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đang tranh cãi về quyết định của Nga trong việc cắt giảm dòng khí đốt tới Ba Lan và Bulgaria, đồng thời mong muốn duy trì nguồn cung cấp của chính họ từ Nga.

 Hôm thứ Ba, tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho cả hai nước sau khi không nhận được thanh toán bằng đồng rúp Nga từ hai quốc gia thành viên EU.

Gazprom cho biết, hai nước đã vi phạm lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, theo đó các khoản thanh toán cho khí đốt của Nga chỉ được thực hiện bằng đơn vị tiền tệ của Nga chứ không phải đô la Mỹ hoặc euro.

Yêu cầu thanh toán đồng rúp được Điện Kremlin sử dụng nhằm tạo ra lỗ hổng pháp lý trong các lệnh trừng phạt mà EU áp đặt đối với Nga.

Châu Âu vẫn chưa thống nhất về cách xử lý nguồn cung khí đốt từ Nga.
Châu Âu vẫn chưa thống nhất về cách xử lý nguồn cung khí đốt từ Nga.

Nga đã yêu cầu các công ty năng lượng từ "các quốc gia không thân thiện" thực hiện thanh toán bằng đồng rúp tại ngân hàng Gazprombank, một yêu cầu mà một số quốc gia EU, bao gồm cả Đức - quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga - cho biết đã không vi phạm các quy tắc trừng phạt.

"Các khoản thanh toán sẽ được thực hiện bằng đồng euro và sau đó được Gazprombank chuyển vào một tài khoản được gọi là tài khoản K", Bộ trưởng Khí hậu và Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết.

"Đó là con đường mà chúng tôi đang đi, đó là con đường mà Châu Âu đã chỉ ra cho chúng tôi, đó là con đường tương thích với các lệnh trừng phạt", ông nói.

Về cơ bản, quy trình thanh toán yêu cầu người mua phải mở một tài khoản bằng đồng rúp tại ngân hàng Gazprombank, trong đó các khoản thanh toán bằng đồng euro hoặc đô la Mỹ sẽ được gửi sau khi chuyển đổi sang đơn vị tiền tệ của Nga thông qua ủy quyền từ người mua.

Trong khi đó Ủy ban châu Âu, cơ quan soạn thảo các lệnh trừng phạt Nga, cảnh báo rằng việc chuyển giao có thể cấu thành một hành vi vi phạm, khiến các nhà nhập khẩu khí đốt gặp nguy hiểm về mặt pháp lý.

Ủy ban này cho biết, quá trình này sẽ vi phạm các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga vì việc chuyển đổi tiền tệ sẽ liên quan đến một giao dịch thông qua ngân hàng trung ương của Nga, vốn phải chịu các lệnh trừng phạt của EU.

'Hành động lách lệnh trừng phạt'

Người phát ngôn của EU, Eric Mamer, nhắc lại mối quan tâm của ủy ban.

Mamer nói: "Nếu hợp đồng quy định rằng các khoản thanh toán phải được thực hiện bằng euro hoặc bằng đô la Mỹ, thì nghĩa vụ của công ty sẽ kết thúc khi công ty đã thực hiện khoản thanh toán đó. Nếu việc thanh toán diễn ra bằng đồng rúp, thì chúng ta không còn nói về hợp đồng đã thỏa thuận nữa và chúng ta đang nói về hành vi vi phạm các lệnh trừng phạt".

"Điều chúng tôi không thể chấp nhận là các công ty có nghĩa vụ phải mở tài khoản thứ hai và giữa tài khoản thứ nhất và thứ hai, số tiền tính bằng đồng euro nằm trong tay của các cơ quan chức năng Nga và Ngân hàng Trung ương Nga, và việc thanh toán chỉ hoàn tất khi nó được chuyển đổi thành rúp ", một quan chức cấp cao của EU cho biết.

"Đây là hành vi vi phạm lệnh trừng phạt hoàn toàn rõ ràng", người này nói thêm.

Cũng theo quan chức này, việc mở tài khoản rúp tại Gazprombank có thể vi phạm lệnh trừng phạt của EU mà không đưa ra đánh giá kết luận về điều đó.

Để giải vấn đề này, các bộ trưởng năng lượng châu Âu sẽ tổ chức cuộc họp khẩn vào tuần tới và sẽ yêu cầu ủy ban, giám đốc điều hành của các nhà cung cấp khí đốt của EU, đưa ra lời khuyên pháp lý rõ ràng hơn về cách đối phó với nhu cầu khí đốt của Nga.

Các nước thành viên đã bày tỏ "một số thất vọng về hướng dẫn của ủy ban đã được các nước thành viên giải thích theo những cách khác nhau", một nhà ngoại giao giấu tên của EU cho biết.

Nhưng các quan chức cấp cao của EU cho biết, 27 quốc gia thành viên của EU đồng ý rằng họ sẽ không thanh toán trực tiếp cho Nga bằng đồng rúp cho việc nhập khẩu khí đốt và thời hạn cho các khoản thanh toán tiếp theo của họ dự kiến là ngày 20/5.

Ba Lan và Bulgaria đều sử dụng phương thức hiện có để thanh toán khí đốt của Nga, bao gồm việc thanh toán vào các tài khoản hiện có, thay vì mở tài khoản mới tại Gazprombank, trước khi Moscow cắt nguồn cung cấp khí đốt của họ vào thứ Tư, một quan chức cấp cao khác cho biết.

"Theo thông tin của chúng tôi, cả hai đều vẫn giữ hình thức thanh toán ban đầu", quan chức cấp cao của EU cho biết.

Ba Lan và Bulgaria là những khách hàng tương đối nhỏ đối với khí đốt của Nga và cũng sắp kết thúc hợp đồng vào cuối năm nay. Lượng khí đốt nhập khẩu của Ba Lan là 10 tỷ mét khối mỗi năm, trong tổng số 155 tỷ mét khối nhập khẩu của châu Âu từ Nga và hầu hết số khí đốt đó đã được chuyển đến Ba Lan từ các quốc gia châu Âu khác.

Simone Tagliapietra, một chuyên gia năng lượng và là thành viên cấp cao của tổ chức tư vấn Bruegel ở Brussels, cho biết TT Putin đang cố gắng "chia rẽ các nước châu Âu và lập trường của họ đối với sự đa dạng hóa năng lượng và lập trường tổng thể chống lại Nga".

"Những gì ông ta đang tạo ra là một hệ thống mà về cơ bản có thể chia rẽ các quốc gia, như chúng ta đang thấy, đối với những quốc gia không muốn tuân thủ kế hoạch mới này sẽ bị cắt bỏ, trong khi những quốc gia khác cố gắng tuân thủ", ông nói.

Năm ngoái, Nga cung cấp 32% tổng nhu cầu khí đốt cho Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh, tăng với 25% so năm 2009, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế.

NGUYỄN MINH

Nga chính thức khóa nguồn cung khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria

Nga chính thức khóa nguồn cung khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria

Ngày 27/4, Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cho biết họ đã ngừng cung cấp khí đốt cho Bulgaria và Ba Lan do không thanh toán tiền khí đốt bằng đồng rúp.