Những ngày gần Tết ông Công, ông Táo, người ta nô nức đi mua cá về cúng, đây cũng là dịp các thương lái tìm đến chợ đầu mối lớn nhất miền Bắc tại Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội. Tại đây có đến có 85 hộ chuyên kinh doanh cá chép dịp Tết ông Công, ông Táo.
Đa phần cứ từ ngày 20, các thương lại từ các tỉnh Hải Dương, Ninh Bình, Phú Thọ, Hải Phòng… đã đến chợ để khảo sát và lựa chọn. Ngay cả đến 1h sáng ngày 23, khu vực nơi đây vẫn nhiều người buôn bán, mua hàng, cao điểm nhất sẽ là ngày 22 âm lịch, trước lễ ông Công ông Táo 1 ngày.
Mẹo để giúp cá không bị đuối đó là thả nước lạnh vào hạ nhiệt độ, vì lạnh cá sẽ không bơi nhiều. Năm ngoái dù giá thấp nhưng cá vẫn khó bán, năm nay người dân nhập ít hơn để đảm bảo đến ngày 23 sẽ bán hết.
Một hộ bán cá tại chợ này cho biết: "Năm trước gia đình nhập 10 tấn cá giá 70.000 đồng mỗi kg, để đến 8h sáng 23 tháng Chạp, giá cá chỉ 55.000 mỗi kg, lỗ nặng. Cá ế, tôi phải thả phóng sinh mất 3 tấn". Rút kinh nghiệm, năm nay gia đình chị nhập hơn 2 tấn cá, chiều tối 22 âm lịch (16/1) đã bán được quá nửa, lượng cá còn lại phục vụ khách mua lẻ vào ban đêm.
Cho dù là 1, 2 giờ sáng chợ vẫn tấp nập. |
Loại chép đỏ, còn gọi là chép Tam Dương có giá bán buôn 120.000 đồng/kg, còn chép vàng rẻ hơn, khoảng 100.000 đồng/kg. Trung bình mỗi năm chợ cung cấp 6 – 7 tấn cá chép.
"Những năm tháng ấy": Bức tranh về Tết Hà Nội xưa
Những tập tục vào ngày Tết của người Hà Nội xưa được nhà văn Vũ Ngọc Phan miêu tả chân thực trong hồi ký "Những năm tháng ấy".