CPM là gì?
CPM là từ viết tắt của Cost Per Mille hoặc Cost Per Thousand, là mức chi phí mà nhà quảng cáo phải chi trả trên mỗi một ngàn lần quảng cáo của họ được hiển thị và đó cũng là những gì mà các nền tảng quảng cáo nhận được.
Nếu bạn là nhà xuất bản trang web (publisher) và bạn tính phí CPM là 2 USD chẳng hạn, điều này có nghĩa là nhà quảng cáo phải trả cho bạn 2 USD với mỗi một ngàn lần hiển thị quảng cáo.
Ngược lại, nếu bạn chạy quảng cáo trên các nền tảng như Google hay Facebook và bạn nhận thấy CPM đang là 3 USD, khi này bạn phải trả 3 USD cho họ để quảng cáo của bạn được hiển thị 1000 lần.
Chữ "M" trong CPM đại diện cho từ "Mille", trong tiếng Latinh nó có nghĩa là "hàng nghìn", tuy nhiên trong nhiều trường hợp bạn cũng có thể sử dụng "Thousand" thay cho "Mille".
Quảng cáo CPM là gì?
Là hình thức quảng cáo trực tuyến tính giá trên 1.000 lượt hiển thị quảng cáo. Ví dụ: Bạn trả cho Google CPC là 50.000 VNĐ thì bạn sẽ có 1.000 clicks quảng cáo. Còn CPC tính trên lươt click. Ví dụ: Bạn trả cho Google CPC là 5.000 VNĐ thì bạn sẽ có 1 click của khách hàng vào quảng cáo của bạn.
Tùy vào mục tiêu marketing, người xây dựng chiến lược và thực thi sẽ lựa chọn một trong hai hình thức quảng cáo này hoặc cả hai đồng thời.
Ví dụ, mục tiêu marketing là tăng độ nhận biết thương hiệu, hình thức quảng cáo CPM sẽ là phương án hiệu quả; nếu mục tiêu là chuyển đổi thành cơ hội bán hàng, marketers nên lựa chọn đồng thời cả hai hình thức quảng cáo này.
Ưu và nhược điểm của CPM
+ Ưu điểm
Quảng cáo CPM có ưu điểm là dễ sử dụng và mang lại hiệu quả tốt cho các doanh nghiệp mới tham gia thị trường và đang trong giai đoạn xây dựng thương hiệu cho khách hàng mà chi phí không quá cao so với quảng cáo truyền thống.
Tương tự, đối với những doanh nghiệp đã có thương hiệu tốt trên thị trường . Và có nhiều lượt click thì chi phí quảng cáo sẽ tiết kiệm hơn so với CPC (cost per click )
CPM tạo ra lợi ích chung cho cả nhà quảng cáo và nhà cung cấp vị trí (chủ sở hữu trang web, blog). Bạn càng xây dựng trang web / blog của mình được nhiều người biết đến. Thì càng có nhiều nhà quảng cáo muốn đặt banner trên trang web của bạn. Và nhận doanh thu thụ động từ nó hàng tháng.
+ Nhược điểm
Đối với các nhà quảng cáo, CPM có một số nhược điểm như sau:
- Trên các trang web có lưu lượng truy cập thấp, khoản đầu tư của bạn sẽ không mang lại cho bạn lợi nhuận cao
- Trên những website có lượng truy cập cao thì sự cạnh tranh giữa các thương hiệu rất lớn nên số tiền bạn bỏ ra cho việc quảng cáo cũng tăng cao mà hiệu quả lại không được đảm bảo.
- Quảng cáo CPM xuất hiện trên mạng hiển thị mà không thu hút được sự chú ý của người xem thì thật lãng phí
- Về mặt quảng cáo, CPM có nhược điểm là nếu trang web hoặc blog của bạn có ít người truy cập thì doanh thu của bạn sẽ không nhiều.
Điểm khác biệt giữa CPM và CPC
Với quảng cáo CPC, số tiền mà nhà quảng cáo thanh toán cho 1 lượt nhấp sẽ không vượt quá giá thầu ban đầu. Có thể hiểu 1 cách đơn giản, giá thầu của bạn chính là CPC tối đa.
- Ví dụ: Nếu bạn đặt giá thầu là 5.000VNĐ, bạn sẽ không bao giờ tiêu vượt số tiền là 5.000VNĐ cho 1 lượt nhấp vào quảng cáo hay liên kết. Số tiền mà nhà quảng cáo thanh toán sẽ tỷ lệ thuật với số lượt nhấp vào quảng cáo hay liên kết.
Khác với CPC, CPM là gì hình thức quảng cáo trực tuyến tính giá trên 1.000 lượt hiển thị quảng cáo.
- Ví dụ trong chiến dịch CPM, bạn tốn 50.000 VNĐ để chi trả 1000 lượt hiển thị. Tuy nhiên, trong 1.000 khách hàng xem được mẫu quảng cáo đó, rất có thể bạn đã thu được 100 hay 200 lượt click.
Cả 2 hình thức quảng cáo CPC và CPM đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Tùy vào mục tiêu marketing cũng như tiềm lực tài chính, nhà quảng cáo sẽ lựa chọn một trong hai hình thức này để thực thi hoặc cả hai đồng thời.
- Ví dụ, mục tiêu marketing là gia tăng nhận biết thương hiệu và tiếp cận với khách hàng nhiều nhất có thể, hình thức quảng cáo CPM sẽ là phương án tối ưu; còn doanh nghiệp tập trung vào mục tiêu chuyển đổi để mang về doanh số thì nhà quảng cáo nên lựa chọn cả 2 hình thức này.
Như đã trình bày ở bên trên, tùy vào phương châm kinh doanh nói chung, mục tiêu truyền thông nói riêng để lựa chọn bề ngoài quảng cáo cho chiến lược Digital sale.
Mỗi một gốc rễ quảng cáo Google Adwords, GDN hay Adnetwork có các khác biệt nhất định, cân xứng hay mang về hiệu quả gia công trong từng công đoạn của máy & thương hiệu.
Người làm kinh doanh cần có tương đối nhiều kinh nghiệm bên trên các nền tảng gốc rễ cũng tương tự "ăn nằm" với thương hiệu để lựa chọn ra hiệ tượng quảng cáo mang đến nhiều trị giá nhất cho khách hàng.
(Tổng hợp)