Ngày 25/10, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã tuyên án đối với các bị cáo Nguyễn Thanh Hoài (cựu trưởng phòng Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo), Phạm Văn Khuông (cựu phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo), Triệu Thị Chính (cựu phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo), Lê Thị Dung (cựu phó đội trưởng đội giáo dục, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh)… liên quan đến vụ gian lận thi cử rúng động dư luận trong kì thi THPT vừa qua.
Các bị cáo trong vụ án gian lận điểm thi ở Hà Giang |
Hội đồng xét xử nhận định, các bị cáo đều là người có chức vụ, quyền hạn, bốn trong 5 người từng là giáo viên nên lẽ ra phải gương mẫu đi đầu, cương quyết chống tiêu cực thi cử nhưng lại nể nang, giúp đỡ bạn bè, đồng nghiệp để nâng điểm cho thí sinh.
Hành vi của các bị cáo khiến kỳ thi THPT quốc gia 2018 không còn khách quan, công bằng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên không thí sinh nào bị buộc thôi học tại các trường sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chấm thẩm định.
Do đó, Hội đồng xét xử tuyên phạt: Nguyễn Thanh Hoài 8 năm tù về tội Lợi dụng sự ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi, theo điều 366 Bộ luật Hình sự 2015;
Phạm Văn Khuông một năm tù treo về tội Lợi dụng sự ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi, theo điều 366 Bộ luật Hình sự 2015;
Triệu Thị Chính 2 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi;
Lê Thị Dung 2 năm về tội Lợi dụng sự ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi, theo điều 366.
Bên cạnh đó, TAND tỉnh Hà Giang kiến nghị Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an vào cuộc để tiếp tục làm rõ những người nhờ nâng điểm có hành vi đưa hối lộ và các bị cáo có hành vi nhận hối lộ hay không. Xác minh thông tin mỗi thí sinh phải bỏ 500 triệu đồng để chạy điểm thi, do luật sư nêu trong quá trình xét xử.
UBND xã, phường có chức năng giải quyết ly hôn?
Nhiều cặp vợ chồng muốn ly hôn nhưng không biết gửi đơn đến đâu? Vậy nộp đơn ở Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường thì có được giải quyết không?