Giá tiêu hôm nay giảm nhẹ 500 đồng/kg

Thị trường tiêu hôm nay 15/9 giảm nhẹ 500 đồng/kg tại Đồng Nai, dao động trong khoảng từ 47.000 - 50.000 đồng/kg.

Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay hiện được thu mua với mức 48.500 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 47.500 đồng/kg.

Đồng Nai giá tiêu hôm nay ở mức 47.000 đồng/kg, giảm 500 đồng so với giao dịch trước đó.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giá tiêu hôm nay vẫn được thu mua 50.000 đồng/kg. Đây vẫn là địa phương có giá cao nhất toàn miền.

Còn tại tỉnh Bình Phước, tiêu hôm nay được thu mua với mức 49.000 đồng/kg.

Tỉnh /huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK  (Ea H'leo)

 48.500

 0

GIA LAI (Chư Sê)

 47.500

 0

ĐẮK NÔNG (Gia Nghĩa)

 48.500

 0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 50.000

 0

BÌNH PHƯỚC

 49.000

 0

ĐỒNG NAI

 47.000

 -500

 Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch sáng nay, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ chốt ở mức 34.200 rupee/tạ, tăng 200 rupee/tạ (0,59%). Giá giao tháng 8/2020 tăng 250 rupee/tạ (0,72%), ở mức 34.850 rupee/tạ. Trong tuần trước, giá tiêu trên sàn Kochi tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay giảm nhẹ
Giá tiêu hôm nay giảm nhẹ

Không ít chuyên gia đánh giá, sự bùng phát và lây lan của đại dịch COVID-19 đã và đang tác động nghiêm trọng đến thương mại và chuỗi cung ứng hồ tiêu toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Năm 2020, theo dự báo của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, sản lượng hồ tiêu đạt khoảng 240.000 tấn, giảm 15% so với năm 2019. Điều này gây thêm khó khăn cho các nhà xuất khẩu tiêu. Theo đó, mục tiêu xuất khẩu 280.000 tấn tiêu, với trị giá đạt 800 triệu USD cũng được dự báo còn nhiều khó khăn.

Trong xuất khẩu hồ tiêu từ đầu năm đến nay, câu chuyện đáng chú ý nhất là từ ngày 6/4/2020, Chính phủ Nepal ban hành lệnh hạn chế nhập khẩu toàn diện với 5 mặt hàng, trong đó có hồ tiêu. Lệnh cấm có hiệu lực ngay lập tức và chỉ những lô hàng đã mở L/C (tín dụng thư tại ngân hàng nước nhập khẩu trước ngày 29/3/2020 mới được làm thủ tục nhập khẩu).

Việc này dẫn đến 58 containers hồ tiêu trị giá khoảng 3 triệu USD của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không được thông quan.

Bên cạnh đó, Chính phủ Nepal cho rằng các lô hàng này vi phạm quy định. Hồ tiêu là mặt hàng thực phẩm cần đăng ký tại Cơ quan Công nghệ và Quản lý thực phẩm trước khi làm thủ tục nhập khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu đã không thực hiện và có dấu hiệu vi phạm trong thời gian dài.

Gần đây, Chính phủ Ấn Độ cũng liên tục cảnh báo có hoạt động xuất nhập khẩu trái phép (buôn lậu), trong đó có hồ tiêu tại khu vực biên giới Ấn Độ với các nước láng giềng, trong đó có Nepal. Chính phủ Nepal cũng cho rằng số lượng hồ tiêu nhập khẩu vào Nepal tăng đột biến trong 2-3 năm qua nhưng số lượng tiêu dùng thực tế tại nước này lại rất ít.

Qua vụ việc này, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản lưu ý, doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam cần nâng cao hơn nữa nghiệp vụ đàm phán thương mại quốc tế, nghiên cứu kỹ pháp luật để áp dụng những điều khoản thanh toán phù hợp, an toàn mọi tình huống, mọi biến động, đảm bảo thực hiện đúng các quy định pháp luật.

Ngoài ra, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cũng cần nâng cao vai trò định hướng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm, tăng cường phát hiện và cảnh báo các hoạt động xuất nhập khẩu bất thường và có dấu hiệu vi phạm quy định nước nhập khẩu, tăng cường phối hợp với các ngành hàng tại nước nhập khẩu.

Đồng thời khuyến nghị doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu chế biến, tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm hồ tiêu, hạn chế xuất khẩu thô, tham khảo học hỏi kinh nghiệm của Ấn Độ phát triển ngành gia vị và công nghệ chế biến thực phẩm.

VIÊN VIÊN

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương