Giá xăng dầu 11/4: Dầu thô duy trì ổn định

Giá xăng dầu hôm nay ghi nhận dầu thô Brent giao dịch ở mức 84 USD/thùng vào rạng sáng 11/4, giảm 0,7% so với phiên trước.

Dầu ổn định vào phiên giao dịch vừa qua, sau khi tăng trong 3 tuần liên tiếp, do việc cắt giảm nguồn cung từ Ả Rập Xê Út và các nhà sản xuất OPEC + khác đã làm cân bằng mối lo ngại về việc tăng trưởng toàn cầu suy yếu có thể làm giảm nhu cầu nhiên liệu.

Dầu thô tuần trước đã tăng hơn 6% sau khi OPEC+, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm Nga, gây bất ngờ cho thị trường với một đợt cắt giảm sản lượng mới bắt đầu vào tháng 5.

Theo Warren Patterson, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa của ING cho biết: "Những người đầu cơ giá xuống đang đặt câu hỏi về nhu cầu do cắt giảm, trong khi rõ ràng những người đầu cơ giá lên hiện đang nhận thấy thị trường thậm chí còn thắt chặt hơn trong nửa cuối năm".

Thêm vào tình trạng khan hiếm nguồn cung là việc ngừng hoạt động xuất khẩu ở phía Bắc của Iraq. Một thỏa thuận đã được ký vào tuần trước để khởi động lại các luồng, nhưng kể từ thứ Năm, chúng vẫn chưa được nối lại.

Dầu cũng nhận được sự hỗ trợ từ việc dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh hơn dự kiến vào tuần trước, cũng như dự trữ xăng và sản phẩm chưng cất giảm, cho thấy nhu cầu tăng.

Trên thị trường tài chính toàn cầu, báo cáo lạm phát của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Tư có thể giúp các nhà đầu tư đánh giá quỹ đạo lãi suất trong ngắn hạn. Sắp tới là các báo cáo hàng tháng từ OPEC vào thứ Năm và Cơ quan Năng lượng Quốc tế vào thứ Sáu, sẽ cập nhật các dự báo về cung và cầu dầu mỏ.

Thông báo của OPEC+ đã khiến giá dầu thô Brent và dầu thô Trung cấp Tây Texas của Hoa Kỳ tăng 6% vào tuần trước, trở lại mức được thấy lần cuối vào tháng 11.

Tuần trước, Saudi Aramco cũng đã gây bất ngờ cho thị trường khi tăng giá dầu thô Arab Light hàng đầu mà họ bán cho châu Á trong tháng thứ 3 trong tháng 5. Nó cũng làm tăng giá các loại dầu khác cho các khách hàng châu Á trong bối cảnh nguồn cung thị trường thắt chặt hơn.

Nhu cầu dầu của châu Á dự kiến sẽ suy yếu trong quý hai do một số nhà máy lọc dầu ở châu Á, cụ thể là Sinopec, nhà máy lọc dầu lớn thứ ba của Hàn Quốc và S-Oil Corp, chi nhánh của Aramco, Fuji Oil của Nhật Bản và Idemitsu Kosan sẽ đóng cửa công suất chưng cất dầu thô tổng cộng 1,15 triệu thùng/ngày vào tháng 5.

Tuy nhiên, một số nhà đầu tư lạc quan về sự phục hồi nhu cầu dầu của Trung Quốc và dự đoán thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ thắt chặt trong nửa cuối năm nay và đẩy giá lên tới 100 USD/thùng.

Ở thị trường trong nước, Liên bộ tài chính - Công thương, điều chỉnh chiều 21/3, giá xăng RON 95 giảm 780 đồng/lít, xuống còn hơn 22.000 đồng/lít.

Theo đó, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 22.020 đồng/lít và xăng RON 95 là 23.030 đồng/lít.

Tương tự, giá dầu cũng được điều chỉnh giảm, mức giảm mạnh hơn giá xăng ở mức 1.200 đồng/lít: Dầu diesel giảm còn 19.300 đồng/lít, dầu hỏa xuống còn 19.460 đồng/lít.

Như vậy, từ đầu năm đến nay, giá mặt hàng xăng dầu đã có 5 lần tăng, 3 lần giảm và một lần giữ nguyên.

Tại kỳ điều hành giá ngày 13/3, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh tăng giá bán đồng loạt các mặt hàng.

Cụ thể, giá xăng RON95 tăng 493 đồng/lít lên 23.818 đồng/lít, xăng E5 RON92 tăng 385 đồng/lít lên 22.806 đồng/lít. Tương tự, giá dầu diesel tăng 247 đồng/lít lên 20.502 đồng/lít, dầu hỏa tăng 241 đồng/lít lên 20.715 đồng/lít, dầu mazut tăng 724 đồng/kg lên 15.279 đồng/kg.

TRUNG HIẾU