Hà Nội: Lễ hội làng Đăm tưng bừng với màn đua thuyền độc đáo

Sau nghi thức tế lễ trang trọng, phần hội của lễ hội làng Đăm, phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) diễn ra vô cùng sôi động với màn tranh tài gay cấn của các đội đua thuyền.
Sáng 7/4, lễ hội truyền thống làng Đăm, phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tiếp tục diễn ra với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn. Trong đó, nổi bật nhất là phần thi bơi thuyền giữa các làng với nhau thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách thập phương về tham dự.
Sáng 7/4, lễ hội truyền thống làng Đăm, phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tiếp tục diễn ra với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn. Trong đó, nổi bật nhất là phần thi bơi thuyền giữa các làng với nhau thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách thập phương về tham dự.
Lễ hội bơi Đăm được tổ chức 5 năm một lần, từ ngày mùng 9 - 11/3 (Âm lịch), trước đây chỉ những năm được mùa lớn Nhân dân mới tổ chức lễ hội này.
Lễ hội bơi Đăm được tổ chức 5 năm một lần, từ ngày mùng 9 - 11/3 (Âm lịch), trước đây chỉ những năm được mùa lớn Nhân dân mới tổ chức lễ hội này.
Tây Tựu không chỉ nổi tiếng với lễ hội truyền thống mà còn là một
Tây Tựu không chỉ nổi tiếng với lễ hội truyền thống mà còn là một "thủ phủ" hoa của Hà Nội. Nơi đây cung cấp nguồn hoa tươi dồi dào, chất lượng cao cho thị trường Thủ đô, các tỉnh thành trong nước và xuất khẩu sang nhiều quốc gia. Vẻ đẹp rực rỡ, đa dạng của các loài hoa đã tạo nên một bức tranh làng quê yên bình, trù phú. Với bề dày lịch sử và giá trị kinh tế mang lại, làng hoa Tây Tựu đã được công nhận là "làng nghề truyền thống Hà Nội" vào năm 2017. Đây là niềm tự hào của người dân nơi đây, đồng thời là động lực để họ tiếp tục phát triển nghề trồng hoa, góp phần làm đẹp cho đời, cho người.
Lễ hội bơi Đăm năm 2025 được diễn ra trong 3 ngày, từ mùng 6 – 8/4 (tức từ mùng 9 - 11/3 Âm lịch), với nhiều hoạt động phong phú và hấp dẫn. Phần lễ có nghi thức rước Thánh, bơi, tế lễ tại đình, miếu Tây Tựu, đình Trung Tựu.
Lễ hội bơi Đăm năm 2025 được diễn ra trong 3 ngày, từ mùng 6 – 8/4 (tức từ mùng 9 - 11/3 Âm lịch), với nhiều hoạt động phong phú và hấp dẫn. Phần lễ có nghi thức rước Thánh, bơi, tế lễ tại đình, miếu Tây Tựu, đình Trung Tựu.
Phần hội có các trò chơi dân gian đặc sắc như: thi đấu vật, hội thi cờ người, bịt mắt bắt dê; cắm hoa nghệ thuật, trưng bày sản phẩm làng nghề tại 2 xưởng thuyền, liên hoan nghệ thuật quần chúng.
Phần hội có các trò chơi dân gian đặc sắc như: thi đấu vật, hội thi cờ người, bịt mắt bắt dê; cắm hoa nghệ thuật, trưng bày sản phẩm làng nghề tại 2 xưởng thuyền, liên hoan nghệ thuật quần chúng.
Các đội đua thuyền dàn trận trên sông, tranh tài trên mặt nước với những kỹ năng điêu luyện như cách búng thuyền, dóc thuyền, lạng thuyền, vuốt góc… không chỉ mang lại không khí sôi động mà còn thể hiện sự gắn bó với sông nước, với truyền thống cha ông từ bao đời nay.
Các đội đua thuyền dàn trận trên sông, tranh tài trên mặt nước với những kỹ năng điêu luyện như cách búng thuyền, dóc thuyền, lạng thuyền, vuốt góc… không chỉ mang lại không khí sôi động mà còn thể hiện sự gắn bó với sông nước, với truyền thống cha ông từ bao đời nay.
Hà Nội: Lễ hội làng Đăm tưng bừng với màn đua thuyền độc đáo
Cộng động viên thôn 2 cổ vũ nhiệt tình
Cộng động viên thôn 2 cổ vũ nhiệt tình
Cổ động viên đứng kín bờ sông Pheo để cổ vũ cho các đội đua.
Cổ động viên đứng kín bờ sông Pheo để cổ vũ cho các đội đua.
Bầu trời làng Đăm tối mịt bởi khói pháo sáng, không khí vui hơn bao giờ hết khi tận 7 năm sau đại dịch COVID-19 thì lễ hội mới quay trở lại.
Bầu trời làng Đăm tối mịt bởi khói pháo sáng, không khí vui hơn bao giờ hết khi tận 7 năm sau đại dịch COVID-19 thì lễ hội mới quay trở lại.
Không khí lễ hội đua thuyền càng trở nên hấp dẫn hơn khi có nhiều đội bị lật thuyền. Dẫu vậy, các thuyền viên đoàn kết để vực dậy để tiếp tục chặng đường đua.
Không khí lễ hội đua thuyền càng trở nên hấp dẫn hơn khi có nhiều đội bị lật thuyền. Dẫu vậy, các thuyền viên đoàn kết để vực dậy để tiếp tục chặng đường đua.
Đặc biệt, tâm điểm của lễ hội chính là cuộc thi bơi chải trên sông Pheo (một nhánh của sông Nhuệ), tái hiện lại cảnh rèn luyện thủy quân của danh tướng Bạch Hạc Tam Giang.
Đặc biệt, tâm điểm của lễ hội chính là cuộc thi bơi chải trên sông Pheo (một nhánh của sông Nhuệ), tái hiện lại cảnh rèn luyện thủy quân của danh tướng Bạch Hạc Tam Giang.
Pháo sáng, cờ hội... cùng hàng nghìn người dân hai bên bờ sông Pheo cổ vũ tạo nên không khí vui nhộn, hấp dẫn.
Pháo sáng, cờ hội... cùng hàng nghìn người dân hai bên bờ sông Pheo cổ vũ tạo nên không khí vui nhộn, hấp dẫn.
Đội đua màu xanh tăng tốc sau khi bị đội bạn vượt mặt.
Đội đua màu xanh tăng tốc sau khi bị đội bạn vượt mặt.
Sau phần bơi thuyền đầy quyết liệt, đội đua số 2 về Nhất, về số 2 là thuyền số 1 của miền Thượng, số 3 là thuyền số 5 của miền Trung, số 4 là thuyền số 4 của miền thượng, số 5 là thuyền số 3 của miền Hạ, số 6 là thuyền số 6 của miền Nam.
Sau phần bơi thuyền đầy quyết liệt, đội đua số 2 về Nhất, về số 2 là thuyền số 1 của miền Thượng, số 3 là thuyền số 5 của miền Trung, số 4 là thuyền số 4 của miền thượng, số 5 là thuyền số 3 của miền Hạ, số 6 là thuyền số 6 của miền Nam.
Sau khi về đích, đội đua số 2 vỡ òa trong niềm vui sướng và tự hào. Họ đã cống hiến hết mình, vượt qua bao khó khăn để giành chiến thắng vinh quang.
Sau khi về đích, đội đua số 2 vỡ òa trong niềm vui sướng và tự hào. Họ đã cống hiến hết mình, vượt qua bao khó khăn để giành chiến thắng vinh quang.
Người dân địa phương và du khách đến lễ hội đều muốn lưu giữ những hình ảnh đẹp về các hoạt động truyền thống, đặc biệt là màn đua thuyền kịch tính.
Người dân địa phương và du khách đến lễ hội đều muốn lưu giữ những hình ảnh đẹp về các hoạt động truyền thống, đặc biệt là màn đua thuyền kịch tính.
Những bức ảnh này không chỉ là kỷ niệm cá nhân mà còn là cách để họ chia sẻ và lan tỏa nét đẹp văn hóa của quê hương.
Những bức ảnh này không chỉ là kỷ niệm cá nhân mà còn là cách để họ chia sẻ và lan tỏa nét đẹp văn hóa của quê hương.
Những hình ảnh đẹp về lễ hội làng Đăm được chia sẻ trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông, góp phần quảng bá văn hóa truyền thống của Hà Nội đến với đông đảo công chúng.
Những hình ảnh đẹp về lễ hội làng Đăm được chia sẻ trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông, góp phần quảng bá văn hóa truyền thống của Hà Nội đến với đông đảo công chúng.
Làng Đăm (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) như được khoác lên mình một tấm áo mới, rực rỡ và náo nhiệt hơn bao giờ hết. Không khí lễ hội lan tỏa khắp mọi ngóc ngách, từ con đường làng rợp bóng cây cổ thụ đến dòng sông Pheo uốn lượn, nơi diễn ra màn đua thuyền kịch tính.
Làng Đăm (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) như được khoác lên mình một tấm áo mới, rực rỡ và náo nhiệt hơn bao giờ hết. Không khí lễ hội lan tỏa khắp mọi ngóc ngách, từ con đường làng rợp bóng cây cổ thụ đến dòng sông Pheo uốn lượn, nơi diễn ra màn đua thuyền kịch tính.

Hoàng Toàn

Có gì tại Lễ hội Tết Nguyên tiêu của người Hoa ở TP.HCM?

Có gì tại Lễ hội Tết Nguyên tiêu của người Hoa ở TP.HCM?

Hàng ngàn người dân và du khách đã đổ về khu vực Quận 5, TP.HCM để hòa mình vào không khí sôi động của Lễ hội Tết Nguyên tiêu 2025.