Clark Park, một Youtuber 35 tuổi, là một trong số nhiều người ở Hàn Quốc đang vật lộn với giá thực phẩm cao.
Đó là lý do tại sao anh ấy chộp lấy chiếc máy ảnh của mình và tham gia cùng một lượng lớn người xếp hàng mua gà rán giá rẻ vào một buổi sáng tháng 8 tại Homeplus, một chuỗi đại siêu thị vừa giảm 12%.
"Đã có hơn 50 người xếp hàng", Park nói với CNN Business và cho biết thêm rằng nhiều người đến sớm và chờ đợi hơn một giờ đồng hồ để mua hàng. "Tất cả chúng tôi đã cùng nhau chạy đến cửa hàng bán đồ ăn nhanh ngay khi nó mở cửa. Đó là lúc tôi cảm thấy cuồng nhiệt hơn với món gà rán".
Gà rán từ lâu đã trở thành món khoái khẩu của người tiêu dùng ở Hàn Quốc - và giờ đây nó trở thành tâm nhấn thể hiện tình trạng lạm phát lạm phát của đất nước - với việc giá thực phẩm ngày càng trở thành gánh nặng đối với túi tiền của người tiêu dùng.
Theo số liệu của chính phủ, giá trung bình của gà rán ở Hàn Quốc đã tăng 11,4% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng giá của các mặt hàng ăn uống phổ biến khác như món hầm kim chi hay thịt bò nướng.
Theo Jeong Woo Park, một nhà kinh tế Hàn Quốc tại Nomura, người tiêu dùng có thể bị sức ép ngày càng lớn hơn.
Mọi người trên khắp thế giới đã phải đối mặt với những cuộc đấu tranh tương tự trong những tháng gần đây khi giá lương thực toàn cầu tăng vọt - và những cảnh tượng xếp hàng để mua món gà rán gần đây là một lời nhắc nhở về mức độ lạm phát, vốn đã đạt 5,7% ở Hàn Quốc. Ngoài ra, các báo cáo cũng chỉ ra Hàn Quốc phụ thuộc lương thực phần lớn vào các quốc gia khác.
Một 'món ăn dân tộc'
Gà rán là một nét văn hóa ẩm thực lớn ở Hàn Quốc -nó tương tự như món cá và khoai tây chiên của Anh - trở nên đắt đỏ hơn trong năm nay. Nhiều người xem nó như một món ăn nhẹ nhất định phải có tại các sự kiện thể thao và việc khách hàng chọn ăn nó vài lần trong tháng không phải là hiếm.
Bất cứ ai đến thăm đất nước này chắc chắn phải thưởng thức món gà rán và bia địa phương, hay còn gọi là "chimac". Đó là bởi vì cứ 20 nhà hàng ở Hàn Quốc thì có một nhà hàng bán món gà rán, theo chính phủ.
Hàn Quốc là thị trường tiêu thụ gà rán lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc, dữ liệu từ nhà cung cấp nghiên cứu thị trường Euromonitor International cho thấy.
Clark Park, một Youtuber, cho biết "nó có thể được gọi là món ăn dân tộc ở Hàn Quốc, chẳng hạn như kim chi, bulgogi và bibimbap".
Ngoài việc là món ăn yêu thích thì đây cũng là hoạt động kinh doanh nghiêm túc: các nhà hàng gà Hàn Quốc đạt doanh thu 7,9 tỷ USD vào năm 2021, theo Euromonitor.
Và điều này này đã tạo ra một bài toán hóc búa cho các cửa hàng, đó là làm sau để có lợi nhuận mà không làm khách hàng xa lánh.
"Tất cả các chi phí liên quan đến gà rán đang tăng rất nhanh", Jeong Woo Park, nhà kinh tế của Nomura, nói và cho biết thêm rằng các nhà cung cấp đang bị ảnh hưởng bởi chi phí dầu, tiền thuê nhà, nhân công, dịch vụ giao hàng và thậm chí cả thức ăn cho gà tăng vọt. Ông cho biết thêm, một số nhà hàng đã bắt đầu sử dụng robot để giảm chi phí lao động.
Cuộc chiến giá cả
Người bán đã có những cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau đối với tình hình trong những tháng gần đây. Theo Yunjin Park, nhà phân tích cấp cao về thực phẩm và dinh dưỡng tại Euromonitor, cho biết các chuỗi cửa hàng gà rán hàng đầu Hàn Quốc đã tăng giá thực đơn lên trung bình 2.000 won (tương đương 1,50 USD). Bà nói thêm, điều này khiến giá gà rán tăng khoảng 10% đến 15%.
Mặc dù sự khác biệt có vẻ nhỏ, nhưng nó có có nghĩa là khách hàng sẽ phải bỏ ra gần 22 USD cho một bữa ăn đơn giản, Yunjin Park nói với CNN Business: "Thịt gà, từng là thức ăn thoải mái đối với người Hàn Quốc, giờ không còn là một món mà khi gọi không thể không do dự".
Ngược lại, các đại siêu thị địa phương đang đi theo hướng khác. Đợt giảm giá tháng 8 mà Clark Park tham dự tại Homeplus dành cho chuỗi cửa hàng gọi là "dangdang Chicken", một chương trình khuyến mãi gà rán với giá bằng khoảng một phần ba so với mức giá mà hầu hết các nhà bán lẻ đưa ra.
Các cửa hàng khác đang cảm thấy áp lực phải làm theo, mặc dù chỉ trong thời gian ngắn. Vào tháng 8, emart, một chuỗi siêu thị lớn khác, đã tung ra chương trình khuyến mãi kéo dài một tuần để bán gà rán với giá giảm gần 50% - và đã bán được tất cả 60.000 miếng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ khả năng để giảm giá và một số cửa hàng nhỏ hơn có thể bị buộc phải đóng cửa cho đến khi chi phí của họ giảm trở lại.
Barsali Bhattacharyya, một thành viên thuộc Economist Intelligence Unit (EIU), cho biết: "Nếu bạn nhìn vào cách các doanh nghiệp đó có thể bán với tỷ lệ thấp như vậy, về cơ bản đó là do lợi thế quy mô".
"Họ có thể mua nhiều sản phẩm hơn và do đó yêu cầu mức giá tốt hơn từ các nhà cung cấp. Giờ đây, các cửa hàng bán lẻ sẽ không thể tận hưởng lợi thế đó, điều đó có nghĩa là họ phải bỏ ra chi phí cao hơn nhiều".
Một cuộc khủng hoảng toàn cầu
Theo EIU, một lý do khiến Hàn Quốc phải đối mặt với những vấn đề như vậy là do nước này nhập khẩu gần một nửa lượng lương thực.
Các nhà kinh tế của Nomura cảnh báo trong một báo cáo hồi tháng 6 rằng, đây là một trong những nền kinh tế châu Á chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ giá cả tăng vọt trên khắp thế giới, vì nó phụ thuộc vào các quốc gia khác đối với nhiều loại thực phẩm. Singapore, Hong Kong và Philippines cũng được coi là những quốc gia dễ bị tổn thương.
Giá lương thực toàn cầu đã tăng vọt trong năm nay, phần lớn là do cuộc chiến ở Ukraina. Cả hai nước đều là những nhà xuất khẩu lớn các mặt hàng thiết yếu như lúa mì và dầu hướng dương.
Điều tồi tệ nhất có thể đã qua: Vào tháng 8, Chỉ số giá lương thực của Liên hợp quốc đã giảm tháng thứ năm liên tiếp, và ở Hàn Quốc, lạm phát tổng thể cũng đã giảm bớt nhiều hơn so với dự kiến.
Nhưng mọi thứ sẽ không sớm được cải thiện. "Chúng tôi cho rằng lạm phát hiện đã vượt qua đỉnh cao, nhưng có khả năng sẽ vẫn trên 5% trong thời gian còn lại của năm", Min Joo Kang, nhà kinh tế cấp cao của ING về Hàn Quốc và Nhật Bản, viết trong một lưu ý cho khách hàng.
Các mặt hàng chủ lực khác cũng đang trở nên đắt hơn ở những nơi khác ở châu Á.
Tháng trước, Thái Lan - nơi chính phủ định giá một số mặt hàng chủ lực - đã tăng giá mì ăn liền lần đầu tiên sau 14 năm. Một gói từ một thương hiệu phổ biến ở nước này đã tăng tương đương từ 3 đến 20 xu, đe dọa đến các gia đình có thu nhập thấp.
Bhattacharyya nói: "Lạm phát lương thực là một vấn đề nan giải đối với châu Á".
Do thu nhập ở hầu hết các khu vực nằm ở mức thấp hoặc trung bình nên thực phẩm thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi tiêu của người tiêu dùng - trong một số trường hợp, có thể lên tới 30% đến 40%, bà nói.
Bà kết luận: "Tôi nghĩ đó là vấn đề thời gian trước khi cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu tấn công châu Á".
(CNN)