Hãng bay Virgin Atlantic nộp đơn phá sản tại Mỹ do COVID-19

Virgin Atlantic đã trở thành hãng hàng không thứ hai của tỷ phú Richard Branson nộp đơn xin phá sản Chương 15 tại Mỹ trong năm nay khi ngành công nghiệp này tiếp tục bị tàn phá bởi đại dịch COVID-19.

Theo tờ Dailymail, Virgin Atlantic đã nộp đơn xin bảo vệ phá sản theo Chương 15 ( Luật Phá sản Mỹ ) tại quận phía nam của New York vào thứ Ba (4/8), nguyên nhân của sự sụp đổ này được cho là "những tác động không thể đoán trước được của dịch COVID-19".

Virgin Atlantic không phải là hãng hàng không duy nhất thuộc Virgin Group gặp khó trong giai đoạn dịch bệnh. Virgin Australia hồi tháng 4/2020 đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản tại Australia.

Tại Mỹ, Chương 15 là một cách để các công ty nước ngoài đệ đơn cho các tòa án phá sản của Mỹ công nhận những nỗ lực tái cấu trúc đang diễn ra ở nước ngoài. Công ty vẫn chưa ngừng kinh doanh hoặc thanh lý các hoạt động của mình, đó là điều dành cho luật bảo vệ phá sản theo Chương 7.

Việc nộp đơn của công ty diễn ra chỉ một ngày sau khi tỷ phú Branson tuyên bố ông có thể phóng lên vũ trụ trên chiếc máy bay Virgin Galactic của mình với tư cách là hành khách đầu tiên vào đầu năm 2021, có khả năng sẽ mở đường cho các chuyến bay thương mại. 

  Virgin Atlantic đã trở thành hãng hàng không thứ hai của  tỷ phú Richard Branson  nộp đơn xin phá sản trong năm nay khi ngành công nghiệp tiếp tục bị tàn phá bởi đại dịch COVID-19.

Virgin Atlantic đã trở thành hãng hàng không thứ hai của tỷ phú Richard Branson nộp đơn xin phá sản trong năm nay khi ngành công nghiệp tiếp tục bị tàn phá bởi đại dịch COVID-19.

Điều đó có nghĩa rằng, Virgin Atlantic đã tuyên bố với một tòa án ở London rằng họ sẽ hết tiền vào tháng tới nếu kế hoạch giải cứu không được phê duyệt. Cụ thể, Virgin Atlantic đang cố gắng đàm phán lại hợp đồng thuê trên hầu hết các máy bay cũng như các khoản vay mà họ đã thực hiện trong quá khứ và có thể trả nợ đầy đủ.

Virgin Atlantic, hoạt động chủ yếu ở Vương quốc Anh, có văn phòng hành chính ở Atlanta, Georgia và một nhóm ở New York. (Virgin America, một hãng hàng không khác do Branson điều hành tập trung vào thị trường Mỹ, đã được các hãng hàng không Alaska mua lại vào năm 2017.

  Tỷ phú Richard Branson đã thế chấp hòn đảo thuộc Carribean để

Tỷ phú Richard Branson đã thế chấp hòn đảo thuộc Carribean để "giải cứu" đế chế ngành giải trí và du lịch của mình, do chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Hãng này có một công ty quản lý tài sản đang chờ cho vay 170 triệu bảng (khoảng 222 triệu USD) để hạn chế "chảy máu" ngân sách ngay khi kế hoạch 5 năm được các bên liên quan và các chủ nợ chấp nhận. Phần còn lại của giá trị của kế hoạch giải cứu đến từ các cổ đông, bao gồm 200 triệu bảng (khoảng 261 triệu USD) từ Tập đoàn Virgin của tỷ phú Branson, tiết kiệm chi phí và có thể là các nhà đầu tư tư nhân.

Trong hồ sơ tòa án, các luật sư của Virgin Atlantic, nói rằng công ty đã hỗ trợ cho kế hoạch này từ một tỷ lệ đáng kể của các bên liên quan.

  Hãng hàng không Virgin Group đã nộp đơn xin bảo vệ phá sản theo Chương 15 tại quận phía Nam của New York vào hôm 4/8 chỉ vài giờ sau khi công ty tuyên bố sẽ hết tiền vào tháng tới nếu kế hoạch giải cứu không được phê duyệt. 

Hãng hàng không Virgin Group đã nộp đơn xin bảo vệ phá sản theo Chương 15 tại quận phía Nam của New York vào hôm 4/8 chỉ vài giờ sau khi công ty tuyên bố sẽ hết tiền vào tháng tới nếu kế hoạch giải cứu không được phê duyệt. 

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra đã ảnh hưởng xấu đến không chỉ Virgin Atlantic, mà cả ngành công nghiệp hàng không, do sự đóng cửa của ngành hàng không toàn cầu, công ty luật sư viết trong hồ sơ. Trong khi Virgin Atlantic đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để quản lý thanh khoản của mình dựa trên các điều kiện tài chính và hoạt động chưa từng có mà họ phải đối mặt, thì việc tái cấp vốn toàn diện hơn là cần thiết để đảm bảo tương lai của doanh nghiệp và đảm bảo rằng nó có thể đáp ứng các khoản nợ và yêu cầu tài trợ vượt quá giữa tháng 9/2020.

Khu vực làm thủ tục Virgin Atlantic được nhìn thấy trống rỗng tại sân bay Heathrow, London, vào tháng 4 khi đại dịch COVID-19 tàn phá ngành hàng không. Ảnh: Reuters.
Khu vực làm thủ tục Virgin Atlantic được nhìn thấy trống rỗng tại sân bay Heathrow, London, vào tháng 4 khi đại dịch COVID-19 tàn phá ngành hàng không. Ảnh: Reuters.

Tại châu Á, có thể nói Virgin Australia là hãng hàng không đầu tiên tại khu vực sụp đổ vì dịch COVID-19. Ngày 21/4, mạng lưới dịch vụ Deloitte đã tiếp quản hãng bay do tỷ phú Richard Branson sáng lập. Trước đó, Virgin Australia mất sạch doanh thu suốt 2 tháng và nợ tới 3,2 tỷ USD từ trước dịch COVID-19 bùng nổ.

Theo IATA, do số lượng chuyến bay nội địa và quốc tế sụt giảm mạnh vì lệnh hạn chế di chuyển, các hãng hàng không sẽ mất tới 314 tỷ USD doanh thu vé máy bay vào năm nay. Cuối tháng 3, Trung tâm Hàng không CAPA tại Sydney cũng dự đoán rằng hầu hết các hãng hàng không sẽ phá sản vào cuối tháng 5 nếu chính phủ và ngành này không cùng thực hiện các bước phối hợp để giảm thiểu tình trạng này.

  Hôm 3/8, tỷ phú Branson cho biết ông có thể phóng lên vũ trụ trên chiếc máy bay Virgin Galactic của mình với tư cách là hành khách đầu tiên vào đầu năm 2021. Ảnh: AFP.

Hôm 3/8, tỷ phú Branson cho biết ông có thể phóng lên vũ trụ trên chiếc máy bay Virgin Galactic của mình với tư cách là hành khách đầu tiên vào đầu năm 2021. Ảnh: AFP.

Trước đó,Virgin Australia từng đề nghị chính phủ Australia cho vay 884 triệu USD để sống sót qua khủng hoảng, nhưng bị từ chối. Một số lời cầu cứu khác cũng nhận phản ứng tương tự. Ngoài Virgin Australia, nhiều hãng bay khác cũng đang lao đao và cầu xin sự hỗ trợ của chính phủ.

Virgin Atlantic Airways, đặt trụ sở tại London và có 49% cổ phần thuộc Delta Air Lines, thực hiện các chuyến bay quốc tế đường dài. Hồi tháng 4/2020, hãng này đã phải dừng mọi chuyến bay chở khách giữa bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khiến nhu cầu đi máy bay giảm trầm trọng. Hãng nối lại hoạt động vào tháng 7/2020, bất chấp việc nhu cầu bay quốc tế vẫn yếu.

Virgin Atlantic Aiways tính đến thời điểm hiện tại đã cắt giảm hơn 3.000 việc làm, "đắp chiếu" đội máy bay bên cạnh một loạt biện pháp khác nhằm cắt giảm chi phí.

NGỌC CHÂU

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương