Đội Sao đỏ, hay đội Cờ đỏ là một trong những hoạt động của công tác Đội thiếu niên trong trường tiểu học và THCS. Chức năng của đội Sao đỏ chủ yếu là phụ giúp giáo viên trong trường cũng như giáo viên tổng phụ trách hỗ trợ về mặt kỷ luật, an ninh và trật tự. Công việc cụ thể thường là chấm thi đua các lớp được phân công, theo các nội dung học tập và nề nếp. Học tập bao gồm việc: đi học trễ, nghỉ học có phép hay không,... Còn nề nếp gồm tác phong (đồng phục, khăn quàng, bảng tên, logô, nói tục, chửi thề, đánh nhau...) xếp hàng ra vào lớp, truy bài, hát đầu giờ, vệ sinh lớp,...
Tuy nhiên vài năm gần đây, đội Sao đỏ gây tranh cãi về việc có nên tiếp tục duy trì hay không. Nhiều ý kiến cho rằng, đội Sao đỏ đang trở nên lạm quyền, khiến không chỉ học sinh mà cả giáo viên phải dè chừng; ngoài ra còn tạo tâm lý thiên vị, tâm lý có "chức - quyền" trong học sinh.
Chính vì vậy, nhiều phụ huynh, giáo viên, các chuyên gia giáo dục đề xuất nên bỏ đội Sao đỏ khỏi trường học. Trong một chương trình thảo luận với chủ đề: "Trường học hạnh phúc - Cần dừng lại điều gì? Cách mới sẽ như thế nào?", thầy Phạm Khắc Chung, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, Đắk Nông cũng nêu đề xuất về việc này.
Thầy Phạm Khắc Chung, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, Đắk Nông |
"Soi lại các quan điểm bây giờ, có lẽ chúng ta nên dừng lại", thầy Chung nói về hoạt động của đội Sao đỏ. Theo thầy Hiệu trưởng, bởi vì tất cả là một bộ quy tắc do nhà trường đề ra và các đội đó đang thực hiện giống y như đội cảnh sát giao thông đang thực hiện ở trên các tuyến đường.
"Dù các chú làm rất tốt nhưng chúng ta nhìn vào họ với ánh mắt có lẽ rất khoảng cách. Ở trong trường, cả nghìn học sinh sẽ nhìn đội Sao đỏ cũng với ánh mắt rất khoảng cách. Thế thì thay vào đó, ta nên vẫn vận hành nó, nhưng đổi cách làm đi. Vẫn là đội đó, nhưng là đội hỗ trợ. Các em đó chỉ đến, dùng micro và loa để hỗ trợ phụ huynh cần đến trường như nào, xếp hàng như nào, học sinh ra vào như nào, những bạn đang đi muộn hay chưa thực hiện tốt nền nếp, quy định của nhà trường thì nên nhắc chung chung. Tránh trường hợp lại ghi vào sổ tên gì, lớp nào đây, trừ mấy điểm và bắt đầu tạo áp lực cho chính em học sinh bị ghi tên và cả cô chủ nhiệm", thầy Chung chia sẻ.
Theo Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, việc lớp bị trừ điểm do một cá nhân nào đó có thể khiến giáo viên cảm thấy khó chịu và tra hỏi học sinh, chẳng hạn như "Tại sao em như thế",... và kéo theo hàng loạt vấn đề xảy ra.
Thầy hiệu trưởng ở Hà Nội cho biết: Kiểm tra 500 học bạ đầu vào lớp 10 thì hết 300 học sinh khá giỏi đều có lời phê giống nhau
Hệ quả khó lường của giáo dục chỉ chạy theo thành tích, chỉ chú trọng cung cấp kiến thức là gì?