Hiện nay, Mỹ và hầu hết các quốc gia phát triển ở châu Âu và châu Phi không bắt buộc học sinh học Lịch sử.
Ở Anh, Lịch sử là môn học tự chọn không bắt buộc. Trong 9 năm đầu đi học, học sinh học các môn chính là Toán, Anh, Khoa học, Ngoại ngữ và Giáo dục công dân, và tùy theo chương trình học của mỗi trường có thể chọn học thêm các môn khác như: Mỹ thuật, Khoa học máy tính, Khoa học thể thao, Nhạc kịch,... Sau đó sẽ có kỳ thi chuyển cấp và tất cả học sinh đều tham gia chương trình học GSCE (Chứng chỉ giáo dục trung học phổ thông). GSCE yêu cầu cao hơn, đòi hỏi học sinh phải học từ 9-12 môn, song học sinh vẫn không bắt buộc phải học Lịch sử mà có thể chọn Địa lý là môn học thay thế.
Điều này đặt ra câu hỏi liệu người dân Anh có được trang bị đầy đủ kiến thức lịch sử trong nước và thế giới. Một khảo sát năm 2017 của Forces Network cho thấy hơn một nửa thanh niên từ 18-24 tuổi ở Anh không biết rằng lực lượng quân sự Anh đã tham gia có tham gia chiến tranh thế giới 2.
Số liệu thống kê trên được công bố trước ngày Tưởng niệm của khối Thịnh vượng chung. Ảnh: Forces |
Tương tự, giáo dục Mỹ và Pháp cũng không bắt buộc học sinh phải học Lịch sử. Ở Mỹ, trọng tâm chương trình giảng dạy cả hai cấp THCS và THPT là tiếng Anh, Toán, Khoa học, Văn hóa xã hội, Mỹ thuật và Thể dục. Ngoài các kỹ năng mềm, các môn học chính của học sinh Pháp là tiếng Pháp, Ngoại ngữ, Toán, Văn hóa (Khoa học và Nhân văn), Công nghệ và Công dân.
Bên cạnh đó, các trường học ở Tây Ban Nha, Ý, Thụy Điển, Đức,... yêu cầu học sinh phải học Lịch sử từ những năm đầu trung học cơ sở.
Năm 2020, Trung Quốc đã có đề xuất học sinh THCS cũng cần học Lịch sử như một môn học bắt buộc chứ không chỉ riêng học sinh THPT như hiện nay. Ho Hon-kuen, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Lịch sử quốc gia chia sẻ: “Một số học sinh trở nên cấp tiến do thiếu ý thức bản sắc văn hóa. Củng cố kiến thức lịch sử có thể giúp ta tránh được những sai lầm của thế hệ trước và hiểu rõ hơn tình hình phát triển của đất nước hiện nay”
Ho Hon-kuen, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Lịch sử quốc gia. Ảnh: The Standard. |
Năm 2018, Bộ trưởng Bộ giáo dục Nam Phi, Angie Motshekga cũng đã đề xuất Lịch sử nên trở thành môn học bắt buộc từ năm 2023. Sau ba năm nghiên cứu chương trình giảng dạy Lịch sử ở 12 quốc gia khác nhau, bao gồm cả Nga Zimbabwe và Rwanda, tổ công tác giáo dục kết luận Lịch sử có thể sẽ thay thế môn Định hướng cuộc sống để trở thành môn học bắt buộc.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Nhất: Lan tỏa tình yêu đọc sách trong cộng đồng.
Những ấn phẩm mới được NXB Kim Đồng ra mắt dịp Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Nhất phong phú về thể loại.